Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa cảnh báo tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức thủ đoạn mới hết sức tinh vi của bọn tội phạm.
Theo đó, giả danh là nhân viên của một số công ty, bọn tội phạm đến các cơ sở kinh doanh nhờ đặt biển quảng cáo và giao dịch. Sau đó, các đối tượng dàn xếp một kịch bản hoàn hảo để chủ nhà “sa bẫy”.

 Cảnh báo xuất hiện phương thức lừa đảo với thủ đoạn mới - 1
Đối tượng dàn xếp một kịch bản hoàn hảo để chủ nhà “sa bẫy”.

Theo kết quả xác minh ban đầu của cơ quan công an, các đối tượng lừa đảo thường tự giới thiệu là nhân viên của một công ty nhất định, đến những cơ sở kinh doanh để nhờ đặt biển quảng cáo và giao dịch. Sau khi được chủ cơ sở đồng ý, bọn chúng sẽ để lại bảng niêm yết giá các mặt hàng, hóa đơn và số điện thoại để chủ cơ sở liên hệ khi có khách đến mua hàng.
Tiếp đó, một đối tượng trong nhóm sẽ đóng giả khách đến cơ sở kinh doanh trên để hỏi mua các mặt hàng mà bọn chúng đã đăng ký trước đó.
Ban đầu, đối tượng này sẽ đặt chủ cơ sở kinh doanh lấy một số lượng hàng nhỏ và trả tiền trước để làm tin. Sau khi chủ cơ sở kinh doanh gọi điện cho công ty yêu cầu mang thêm hàng đến thì đối tượng đóng giả tiếp tục đặt mua một số lượng lớn lên đến hàng chục triệu đồng.
Do chủ quan, chủ cửa hàng tiếp tục đặt hàng, đồng thời thanh toán tiền luôn cho số hàng đặt đợt sau này cho người giao hàng của công ty. Đến lúc này, "kịch bản" lừa đảo kết thúc và "con mồi sa bẫy", không thể liên lạc với người mua hàng nữa, khi kiểm tra số hàng mà công ty mang đến chỉ là hàng giả.
Theo trình báo của các nạn nhân, nhóm đối tượng lừa đảo này có ít nhất từ 2 đối tượng đều là nam giới.
Lợi dụng sự cả tin của nhiều người, kẻ gian đã lừa đảo bán vé xe khách đường dài không đúng hãng khiến nạn nhân rơi vào cảnh dở khóc dở cười.
Cặp vé "nửa triệu" nhưng... không có giá trị sử dụng
Vừa qua, đường dây nóng báo Đời sống & Pháp luật nhận được phản ánh của anh Bùi Văn Sáng (sinh năm 1984) và em trai Bùi Văn Hoàn (sinh năm 1993) trú tại huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) về việc hai người bị một đối tượng lừa đảo bán vé xe khách giả trên tuyến đường Lào Cai về Hòa Bình.
Theo đó, trưa 27/5, anh Bùi Văn Sáng cùng em trai là Bùi Văn Hoàn ra quảng trường Lào Cai (Tỉnh Lào Cai) mua vé xe khách chất lượng cao về quê thăm gia đình. Anh Sáng tới khu Phố Mới thì đột nhiên có một người đàn ông trung niên từ trong trụ sở tòa nhà số 333 chào mời mua vé giường nằm.
Thấy có người chào mua vé, anh Sáng nói: “Anh ơi, cho em mua 1 cặp vé hãng xe Hà Sơn tuyến Lào Cai đi Kim Bôi (Hòa Bình)”. Ngay lập tức người đàn ông trung niên này giới thiệu một đôi vé xe khách chất lượng cao với giá tiền 560.000 đồng (280.000 đồng/vé).
Do tin tưởng cò bán vé, anh Sáng đã quyết định mua cặp vé trên và đưa cho người đàn ông lạ mặt 560.000 đồng.  
Nhận vé, anh Sáng cùng em trai được chỉ lên chiếc xe 45 chỗ của nhà xe Hà Sơn (trước lúc mua vé, anh Sáng đã mặc cả với cò vé mua của hãng xe Hà Sơn) đi tuyến Lào Cai – Mỹ Đình. Anh cùng em trai vội vàng lên cho kịp giờ.
Cảnh báo chiêu lừa đảo mới trên tuyến xe khách đường dài - Ảnh 1

Nạn nhân cầm trên tay cặp vé "nửa triệu" nhưng không có giá trị sử dung.

Xe chạy được vài km, nhân viên nhà xe Hà Sơn kiểm tra vé xe thì phát hiện cặp vé anh Sáng mua không trùng với hãng xe anh lên. Lúc này anh Sáng mới tá hỏa phát hiện mình đã bị cò vé lừa bán nhầm vé của hãng xe khác.
Trong túi không còn tiền, anh Sáng đã cam kết với phụ xe hãng Hà Sơn khi về tới Hà Nội sẽ gọi điện cho người thân tới trả tiền.
Cảnh báo chiêu lừa đảo mới trên tuyến xe khách đường dài
Tại bến xe Mỹ Đình, trao đổi với PV báo Đời sống & Pháp luật, anh Sáng cho biết: “Tại tôi sơ suất, chủ quan nên bị đối tượng cò vé kia lừa. Bản thân tôi và em trai lên làm thuê vận chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Lào Cai. Cuối tháng vẫn chưa được lĩnh tiền lương, tôi về bản thăm vợ con thì lên nhầm xe. Bây giờ không biết lấy tiền đâu để trả nhà xe, tiền đâu để về quê thăm vợ con nữa”.
Anh Sáng cho biết thêm, lúc hỏi mua vé, anh đã mặc cả với người bán là mua vé hãng xe Hà Sơn, nhưng khi đưa vé người này lại đánh tráo bằng hãng xe khác. Vì chủ quan nên hai anh em không để ý.
Liên quan tới sự việc, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Viết Huy - Phó giám đốc nhà xe Hà Sơn. Ông Nguyễn Viết Huy cho biết, anh Bùi Văn Sáng và anh Bùi Văn Hoàn đã mua nhầm vé, cặp vé hai người mua không phải vé xe của hãng Hà Sơn.
Vị Phó giám đốc nhà xe Hà Sơn nhận định, có thể người bán là cò vé đã  tiếp cận và lừa gạt hành khách: “Anh Sáng và anh Hoàn có khả năng đã bị cò vé lừa gạt khiến mua nhầm vé, khi phụ xe của chúng tôi kiểm tra thì phát hiện cặp vé không phải là của hãng. Sau khi xem xét hoàn cảnh khách hàng, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giá vé để họ có thể về quê”.
Ông Huy khuyến cáo, đây là chiêu trò lừa đảo mới của cò vé bởi trước đây hãng chưa ghi nhận trường hợp nào tương tự, hành khách khi di chuyển các tuyến đường dài cần chú ý vào trụ sở của các hãng vận tải hành khách để đặt vé tránh tình trạng cò mồi lừa đảo và được phục vụ tốt nhất.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Thời gian qua, vô số những vụ lừa đảo tìm việc làm được thông tin trên báo chí, nhưng vẫn có nhiều người sập bẫy lừa tìm việc, dù thủ đoạn, cách thức lừa đảo của các đối tượng rất dễ nhận biết. Thay vì nỗ lực tìm một công việc phù hợp với trình độ học vấn, khả năng của mình, họ lại muốn đi đường tắt để có công việc tốt để rồi tiền mất tật mang.
Tôi có cô bạn thân tên N., nhà gần nhau. Hồi bé, N. học khá, xinh xắn nhưng chẳng hiểu sao từ khi lên cấp 3 lại bắt đầu sa sút rồi lơ là việc học tập. Hết lớp 12 tôi vào TPHCM học ĐH, còn N. ở quê phụ ba mẹ việc đồng áng. Sau này N. có đi làm công nhân ở Khu Công nghiệp Hòa Khánh (TP Đà Nẵng) một thời gian rồi lập gia đình, vợ chồng con cái lại về quê ngoại sinh sống. Cuộc sống khó khăn, đồng lương công nhân của vợ chồng không đủ để trang trải chi phí nên chồng N. quyết định vào TPHCM làm công trình.
Tuổi còn trẻ lại phải ở nhà chăm con một mình nên N. buồn chán, thường lên mạng Zalo, facebook chát chít quên sầu. Trong thời gian này N. có gặp một người bạn trên mạng tên là H.H. tự xưng là sĩ quan của Cục 11 đóng trên đường Nguyễn Hữu Thọ (TP Đà Nẵng). Hiểu được cuộc sống khó khăn, nỗi buồn xa chồng của N. nên H. thường xuyên bỏ thời gian tâm sự và rồi hứa sẽ cho N. vào làm việc giấy tờ trong đơn vị của mình.
Nửa mừng nửa lo, N. đem "lời hứa" này thuật lại với tôi. Bán tín bán nghi, tôi có khuyên N. nên tìm hiểu cho kỹ bởi N. chỉ có bằng tốt nghiệp lớp 12, chưa từng qua một khóa học vi tính nào thì làm sao có thể vào làm văn thư như lời H. nói. H còn vẽ ra một viễn cảnh là sau khi vào làm việc tại đơn vị N. sẽ được cho đi học ban đêm, được cấp một căn phòng tại đơn vị để ở và còn được mặc trang phục bộ đội để đi làm, lương tháng hơn 5 triệu đồng. Thấy N. chần chừ, H. nói mau làm hồ sơ ra nộp bởi cơ quan hiện nay đang dư 1 suất, nếu để lâu có người khác vào làm thì H. không chịu trách nhiệm.
Mặc cho tôi khuyên nhưng N. vẫn quyết đổi vận may một lần. N. cho rằng nếu nắm bắt được cơ hội này cuộc sống của N. sẽ thay đổi và tương lai sẽ không còn phải làm việc tay chân nữa. Trước khi đi N. còn khẳng định với tôi: "H. đâu có đòi hỏi tiền bạc gì đâu mà sợ?". Nghĩ là làm N. âm thầm giấu chồng, cha mẹ khăn gói ra TP Đà Nẵng để gặp ân nhân. Thế nhưng, vừa ra địa điểm hẹn gặp thì ân nhân đã thỏ thẻ: "Trời nắng quá, anh em mình đi kiếm chỗ nào nghỉ trưa rồi bàn tính công việc luôn nhé!". Tá hỏa khi người tìm việc cho mình lại hóa yêu râu xanh N. thoái thác rồi trốn lên xe buýt về quê. Kể lại chuyến đi đổi đời của mình N. tỉ tê: "Mi đừng kể chuyện ni với ai chứ lọt tới tai chồng tau thì có mà chết".
Không may mắn như N. một người bạn khác của tôi là P. cũng vì nhẹ dạ cả tin mà mất gần 200 triệu đồng. Chẳng biết qua mối nào giới thiệu mà cả gia đình P. tin tưởng rằng mình gặp được quý nhân. Mặc dù P. chỉ có tấm bằng trung cấp kế toán nhưng người này hứa sẽ cho P. vào làm việc tại... CSPCCC tại Đà Nẵng. Quý nhân này nổ mình có người quen ở Bộ CA nên khi nào có chỉ tiêu là sẽ sắp xếp cho P. một vị trí. Tin lời, cha mẹ P. đưa ngay 200 triệu đồng hẹn khi nào xong việc sẽ cảm ơn thêm. Nào ngờ P. ra trường đã gần 2 năm mà cái vị trí kia vẫn mãi là lời nói miệng. Sốt ruột, cha mẹ P. điện thoại cho quý nhân hối thúc thì người này nói rằng muốn có việc tốt thì phải đợi nếu đợi không được thì cũng đành chịu thôi. Biết mình bị lừa nhưng vì không có bằng chứng gì trong tay nên gia đình P. đành phải ngậm bồ hòn.
Thiết nghĩ, tìm việc làm trong xã hội ngày nay rất khó khăn tuy nhiên nếu ta biết cố gắng, nỗ lực thì vẫn có thể tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình. Không thể có chuyện dùng tiền mua một vị trí trong một cơ quan nào đó rồi an nhàn đến tháng nhận lương. Qua bài viết này hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn tỉnh táo, thực tế hơn trước những lời mời chào tìm việc.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Dường như những kẻ lừa đảo luôn hoạt động không ngừng nghỉ khi mà sau hàng loạt "đứa cháu" của "ông chú Vietel" sa lưới thì mới đây, nhiều trò lừa đảo biến tướng dưới các hình thức khác nhau tiếp tục xuất hiện tràn lan trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội Facebook.

Thông tin chương trình trúng thưởng của trang mangxahoi2015 nhằm “tung hỏa mù” nạn nhân - Ảnh chụp từ màn hình

Thông tin chương trình trúng thưởng của trang mangxahoi2015 nhằm “tung hỏa mù” nạn nhân - Ảnh chụp từ màn hình

Ngày 13/3, Công ty An ninh mạng Bkav đã phát thông báo cảnh báo cộng đồng mạng về việc tái diễn hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài khoản Facebook của người dùng thời gian gần đây.
Cụ thể, bắt đầu từ sáng 12/3, Bkav nhận được thông tin phản ánh, nhiều người dùng Facebook đã nhận được thông tin chia sẻ của bạn bè mình viết trên wall với nội dung gây tò mò, liên quan trực tiếp tới người dùng. Ví dụ như tin nhắn kèm đường link với nội dung thông tin việc người dùng đó được lên truyền hình.
Nếu người dùng không chú ý và nhập tài khoản vào trang giả mạo có địa chỉ codefacebook.com, tài khoản Facebook của họ sẽ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Do đó, chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng tuyệt đối không bấm vào các đường link lạ, nếu cần phải xác minh với người gửi thông tin. Đồng thời, khi đăng nhập vào tài khoản Facebook, người dùng cần lưu ý kiểm tra địa chỉ đúng là https://facebook.com với chữ https màu xanh.
Một hình thức lừa đảo đang nở rộ gần đây là nhiều người dùng ứng dụng tán gẫu (chat) Messenger của Facebook bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo trúng thưởng với nội dung:
“Facebook App xin thông báo chúc mừng tài khoản Messenger của bạn đã may mắn trúng được giải nhất từ chương trình tri ân khách hàng sử dụng mạng xã hội Facebook. Giải thưởng bạn nhận được trong lượt quay số ngẫu nhiên từ hệ thống là một chiếc xe máy Liberty 150cc và phiếu quà tặng trị giá 70 triệu đồng. Giải thưởng do nhãn hàng Facebook Messenger và Công ty Piaggio đồng tài trợ, đồng thời cũng là ban tổ chức của sự kiện này”.
Khơi dậy lòng tham
Người gửi tin có thể có tên Messenger hoặc giải thưởng Facebook hoặc tên đại loại như thế đủ làm người nhận lầm tưởng từ Facebook. Sau đó người dùng được hướng dẫn truy cập các website “chính thức” của chương trình như: mangxahoi2015.com, hethongmessenger2015.com, giaifacebook.com... để làm thủ tục nhận thưởng.
Các trang web như trên đều được thiết kế rất hoành tráng và đầy màu sắc với rất nhiều hình ảnh cho thấy chương trình khuyến mãi đã được cơ quan chức năng công nhận, cũng như đã có nhiều người dùng trúng những giải thưởng giá trị.
Có website còn đăng cả hình ảnh giấy chứng nhận “website đạt tiêu chuẩn quyền sở hữu trí tuệ” với “hệ thống đã qua kiểm định uy tín - chất lượng - hiệu quả” do “Trung ương hội sở hữu trí tuệ Việt Nam” cấp. Người ký tên: phó tổng biên tập Hoàng Lương (!?).
Cuối cùng, các website này đều yêu cầu người trúng thưởng phải khai báo thông tin cá nhân, đồng thời nạp phí làm thủ tục nhận thưởng bằng mã số thẻ cào điện thoại. Người dùng làm theo sẽ “biếu không” số tiền thẻ cào cho kẻ lừa đảo.
Đây là hình thức biến tướng của trò lừa quay số, bốc thăm trúng thưởng từng hoành hành rất mạnh qua tin nhắn SMS hay các ứng dụng nhắn tin miễn phí qua Internet như: Zalo, Tango...
Mục đích của những kẻ lừa đảo là lừa nạn nhân cung cấp mã số thẻ cào nạp tiền điện thoại sau khi khơi dậy lòng tham “của trên trời” nơi người dùng.
Giấy chứng nhận bịp của một trang lừa đảo trúng thưởng qua mạng
Phần mềm gửi tin nhắn đúng tên người nhận
Với những kẻ đi giăng bẫy lừa đảo hoặc những công ty muốn quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đến người dùng di động, tin nhắn SMS luôn là phương thức dễ đạt hiệu quả nhất vì chắc chắn hầu hết người dùng đều phải mở lên xem nội dung mỗi khi nhận được tin nhắn.
Do đó bên cạnh các ứng dụng nhắn tin qua mạng miễn phí nêu trên, tin nhắn SMS luôn được tận dụng tối đa cho các hành vi lừa đảo.
Sau một khoảng thời gian ngắn lắng xuống trong dịp tết, tin nhắn rác (trong đó có tin nhắn lừa đảo) đang có dấu hiệu trỗi dậy.
Đáng lo hơn, SIM rác dùng để nhắn tin quảng cáo hay lừa đảo đang được tiếp tay bởi những phần mềm nhắn tin hàng loạt được rao bán nhan nhản trên Internet. Trong đó, chúng tôi phát hiện một phần mềm có tên Axx SMS với lời quảng cáo chi phí nhắn tin chỉ 20-50 đồng/SMS.
Theo quảng cáo từ nhóm người rao bán, phần mềm này cho phép người sử dụng kết nối với nhiều SIM của nhiều nhà mạng cùng lúc. Người dùng có thể chọn gửi tin nhắn SMS từ số SIM di động, hay gửi tin nhắn SMS tên thương hiệu hoặc gửi từ đầu số ngẫu nhiên.
Đặc biệt, người dùng có thể tự soạn nội dung theo ý muốn, tự canh tần suất khoảng cách gửi tin nhắn để không bị nhà mạng khóa SIM, gửi tin nhắn cá nhân hóa - có nêu tên người nhận là chủ nhân số điện thoại - để nội dung dễ dàng được tiếp nhận...
Phần mềm được rao bán với giá chỉ 500.000 đồng/phiên bản sử dụng một tháng và 1,5 triệu đồng/phiên bản sử dụng vĩnh viễn. Đặc biệt, người mua còn được người bán hướng dẫn “bí kíp” gửi tin nhắn chỉ tốn cước phí 20-50 đồng/SMS. Khi đó người nhắn tin có thể chỉ tốn 20.000 đồng cũng khiến 1.000 người dùng di động phải điên đầu mỗi ngày.
Với những kẻ lừa đảo, phần mềm trở thành một công cụ giăng bẫy vô cùng hiệu quả với chi phí rất thấp. Chỉ cần xác suất vài phần trăm người dùng sập bẫy, chúng đã yên tâm hưởng lợi gấp trăm lần chi phí bỏ ra. Thực tế đã có nhiều nạn nhân bị lừa trúng thưởng mất đến hàng chục triệu đồng.


Mại dâm, bán thân xác dù vì bất cứ lý do gì, những người dấn thân vào thế giới ấy cũng bị người đời coi khinh. Nhưng lý do mà nữ sinh tên L (Hà Nội) kể về việc em dấn thân vào nghiệp “buôn phấn bán hương” để trả lãi suất cầm đồ vì dính bẫy đa cấp đau đớn, chua xót như bi kịch chính cuộc đời em.



Trong quá trình thực hiện một loạt bài về gái bán dâm trên thế giới ảo như Zalo, Ola…, chúng tôi đã có cơ hội để thâm nhập vào thế giới tình - tiền đầy dục vọng của một bộ phận giới trẻ ở đây.
 
“Cần. Cần tiền. Cần sự giúp đỡ…”, ít ai biết rằng những status (trạng thái) này là sự mào đầu cho cuộc vui xác thịt. Ở đó có sự trao đổi bằng tiền - tình nhưng những người trong cuộc lại không nhận mình là gái bán dâm, người mua dâm mà chỉ đơn thuần là sự cho - nhận. Đây là kiểu biến tướng mới của hoạt động mại dâm sau khi gái gọi qua mạng, gái đứng đường, thậm chí mại dâm trả góp đã trở nên lỗi thời.
Trong những lần “tìm hàng - share (chia sẻ) hàng” để phục vụ bài viết, chúng tôi đã gặp vô số trường hợp như thế.
Khác với mại dâm đứng đường, thành viên tham gia “chợ tình di động” này đa phần là nữ sinh và các cô gái trẻ tuổi sử dụng thành thạo các phần mềm chat online. Chỉ cần có smartphone là các cô gái bán dâm dễ dàng tải các phần mềm chat như Ola, Zalo… và sẵn sàng cho những cuộc phiêu lưu tình ái. Lúc này, nhiều khách hay không không chỉ dựa vào nhan sắc mà cơ bản là phải biết “đong” khách.
Để “đong” được khách, các nàng chỉ cần thả “thính” bằng những status kiểu như: “Em đang cần”, “Em cần sự giúp đỡ”, “Giá mà ai đó giúp mình nhỉ”, “Thèm được đi chơi quá…”,…
“Hi em. Em cần gì thế, anh giúp em được không?”, tôi mở đầu với nickname cogaidantoc (cô gái dân tộc) đang hiển thị status “Cần giúp đỡ…”. “Anh giới thiệu về mình đi?”, cô gái này hỏi lại ngay lập tức. Sau vài câu giới thiệu ỡm ờ mà ai cũng biết là nói dối nhau, cogaidantoc bắt đầu “trải lòng” về mình.
Chúng tôi quen với nữ sinh Nguyễn Thị L cũng trong một trường hợp như thế.
Nói thật, cô gái trẻ nào đi bán thân chả nhận mình là nữ sinh để cao giá và tăng sự thương hại của khách làng chơi. Chúng tôi đã từng nghĩ L cũng là một người như vậy. Thế nhưng, cái cách “đong” khách bán chuyên nghiệp của cô và cách em đưa thẻ sinh viên ra đã khiến chúng tôi nghĩ lại.
Không khó để khai thác thông tin từ một gái bán dâm bán chuyên “non tuổi nghề” như L. Từ lời kể của em và sự xác minh khách quan của chúng tôi, một sự thật trần trụi đến căm phẫn đã dần lộ ra.
Chỉ vì dính vào mua hàng đa cấp, L đã phải sa chân vào thế giới nhơ nhuốc.
Tôi hẹn L gặp gỡ tại một nhà nghỉ trên phố Nguyễn Khánh Toàn, lắng nghe những câu chuyện đau lòng em chia sẻ.
“Em từ quê xuống học ngành Quản trị kinh doanh từ hồi tháng 9.2014. Vì bố mẹ đều là công nhân, em lại theo học ngành chuyên về kinh tế nên em muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp với ước muốn kiếm tiền và kinh doanh.
Lúc đó, có một người bạn hồi cấp ba rủ em tới một địa chỉ trên đường Hoàng Quốc Việt bằng giọng rất mập mờ: “Bạn cứ lên đây. Bạn sẽ có cơ hội làm giàu và được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về kinh doanh. Chúng ta học với nhau từ cấp một, mình sao có thể nói dối bạn được”, L kể về lần đầu bị dụ dỗ tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp của một công ty.
Nói chuyện với chúng tôi, cô nữ sinh người Lào Cai vẫn giữ giọng đặc sệt của địa phương miền núi, những từ có dấu “ngã” em thường nói thành dấu “sắc” rất đặc trưng. Sau lần được người bạn học rủ rê, mời chào, sự tò mò trong người cô bé mới lớn cộng với hy vọng kiếm tiền trang trải cuộc sống, L hí hửng theo bạn.
“Nghe bạn ấy nói vậy, em hào hứng đến địa chỉ trên. Lúc đó, em được bạn này dẫn lên tầng 3 của tòa nhà cao tầng và thấy hàng trăm con người đang tụ tập ở đây. Họ nói về những cơ hội kinh doanh với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng. Họ đạo mạo, lịch sự, tự tin. Em bị quay cuồng trong cái vòng quay ấy. Rồi họ hỏi: “Em có muốn làm giàu không? Có muốn nắm bắt cơ hội không?”. Rằng nếu muốn tham gia thì em phải mua một lô hàng là những sản phẩm mà em chẳng có nhu cầu dùng bao giờ. Đó là các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ. Giá của lô hàng này là 8,5 triệu đồng. Em gật đầu nhưng sực nhớ ra rằng mình chẳng có đồng tiền nào”, cô bé sinh năm 1996 nhớ lại.
“Đã vào làm ở công ty thì đối xử nhau như người trong gia đình, ai khó khăn sẽ được giúp đỡ, cốt sao để tất cả cùng thành công”, một tuyến trên của L dẫn dụ khi cô bé bảo không có tiền. Và rồi, sau hôm đó những hào nhoáng thành công, tiền, thù lao cứ quay cuồng trong đầu nữ sinh viên trẻ này.
Vài hôm sau, người bạn ấy lại dẫn L lên công ty trên và lần này họ hướng dẫn cụ thể cách vay tiền. Cụ thể, họ bảo L cầm thẻ sinh viên, chứng minh thư và bằng tốt nghiệp THPT rồi có người sẽ dẫn ra tiệm cầm đồ trên phố Phan Văn Trường để cầm cố.
“Em chưa đi cầm đồ bao giờ, nhưng không nghĩ lại dễ dàng đến vậy. Có người của Cty bảo lãnh, họ cầm cố cho em 9 triệu đồng với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/ngày. Em như bị ma làm đi theo họ như một cái máy. Vay xong, họ lập tức đưa em về để ký hợp đồng”, L kể lại với giọng hằn học.
Từ khi vào làm cộng tác viên của công ty trên, cô nữ sinh miền núi này hết hội thảo rồi học việc, nhưng cũng không thể rủ rê được bạn nào vào công ty. Trong khi đó, số tiền lãi hằng ngày cô phải đóng lên tới 45.000 đồng.
"Mỗi tháng bố mẹ gửi cho em bao nhiêu tiền?", tôi hỏi. “Bố mẹ em là công nhân, sau em còn có hai đứa em nữa, mỗi tháng bố mẹ gửi cho em 1,5 triệu đồng cho tất cả các sinh hoạt. Từ khi dính vào công ty trên, với khoản lãi khổng lồ ấy, mỗi tháng đóng tiền lãi thôi cũng gần hết số tiền mẹ gửi xuống”, L thẳng thắn kể lại. Để chứng minh cho điều mình nói, L đưa cho chúng tôi xem hợp đồng mua sản phẩm và cả thẻ cộng tác viên của công ty đó.
Không người thân thích, không một khoản thu nhập nào khác, cô nữ sinh mới bước qua tuổi 18 đã phải dồn toàn bộ số tiền bố mẹ gửi hàng tháng để nộp vào tiền lãi. Những bữa cơm cứ được thay bằng bánh mì, bằng mì tôm, nhưng cuối cùng những thứ đó cũng trở thành xa xỉ, L bắt đầu rơi vào bi kịch.
L sa chân bắt đầu từ đó. L kể, đã nhiều lần muốn kể toàn bộ câu chuyện với bố mẹ, nhưng nghĩ đến gia cảnh khó khăn, hai đứa em nheo nhóc nên lại im lặng. “Hồi Tết về, thấy em xanh xao hơn mẹ cứ gặng hỏi nhưng em không dám nói. Cứ đấu tranh tư tưởng mãi anh ạ. Cuối cùng, em lại chọn cách im lặng…”, L sụt sùi.
Trong cái bi kịch ấy thì một lần lên mạng, L mới biết nhiều cô gái chọn phương pháp bán “vốn tự có” qua mạng để kiếm tiền. Thiếu tiền, chủ nợ thúc ép, L bắt đầu học cách bán dâm qua mạng. Em tải các phần mềm chat trực tuyến như Ola, Zalo vào điện thoại để bắt đầu cho những cuộc phiêu lưu xác thịt.
Khi được hỏi, L chia sẻ: "Lúc ấy, em đấu tranh tư tưởng dữ lắm. Nhưng có lẽ đây là cách duy nhất để em có thể thoát nợ. Em đã nhắm mắt… Em cũng trả nợ. Chắc “đi” như thế này một thời gian ngắn nữa là thoát nợ”.
Tôi góp thêm cho em một ít tiền để trả khoản nợ “cắt cổ” kia trước khi chia tay nhau. Em lặng lẽ cất số tiền ấy vào một ngăn riêng trong ví, nơi mà em bảo chỉ để dành cho trả nợ cầm đồ rồi lặng lẽ bước đi.
“Cầm đồ, lãi suất cắt cổ, liên minh tiêu dùng, đa cấp…”, những cụm từ cứ xoáy sâu vào tôi và thấy rờn rợn mỗi khi nhắc đến. Hình ảnh nhỏ bé, khắc khổ đến căm phẫn của cô nữ sinh phải bán thân để trả lãi vì trót dính vào Liên minh tiêu dùng sẽ ám ảnh nhiều người.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các fan Big Bang để thực hiện hành vi lừa đảo.

Sau khi biết tin Big Bang sẽ tổ chức concert tại Hong Kong vào tháng tới, cộng đồng fan của nhóm lập tức phải chạy ngược chạy xuôi để kiếm vé. Dù Big Bang sẽ biểu diễn tại đây trong 3 ngày nhưng loạt chỗ ngồi đẹp đã được tẩu tán sạch sẽ trong thời gian kỷ lục. Hiểu được tâm lý săn vé của fan, không ít kẻ xấu đã lợi dụng những mạng xã hội như Instagram để lừa bán vé cho những fan nhẹ dạ cả tin. Thủ đoạn của những kẻ này là rao bán vé với giá cao hơn giá gốc một chút, sau đó biến mất không chút dấu vết khi đã nhận đủ tiền từ các fan.
Rất nhiều fan nhẹ dạ đã mất tiền mà không bao giờ nhận được vé xem concert của thần tượng
Một trong những trường hợp bị lừa là một fan 14 tuổi. Nghe theo lời kẻ lừa đảo, fan này đã đứng ra làm đầu mối tập trung những người muốn mua vé. Sau khi nhận tiền của 10 người bạn và 8 cư dân mạng, fan nói trên chuyển toàn bộ 30.000 đô la Hong Kong (khoảng hơn 84 triệu VNĐ) vào tài khoản của kẻ lừa đảo. Tiếp đó, khi fan này hỏi tình hình vé, kẻ lừa đảo liên tục viện những lý do như: “Tôi sẽ giao vé sớm thôi”, “Giờ tôi đang mang bầu nên có chút bất tiện”… để trốn tránh chuyện chuyển vé.
Đến thời điểm hiện tại, cảnh sát đã ghi nhận 3 trường hợp trình báo, với nạn nhân là các fan từ 14 đến 25 tuổi. Tổng số 39 tấm vé mà các fan này bị lừa có giá trị hơn 50.000 đô la Hong Kong (khoảng gần 141 triệu VNĐ).
Chuyện Kpop fan bị lừa khi săn vé xem concert của thần tượng không phải chuyện hiếm gặp. Tháng 3 vừa qua, cũng tại Hong Kong, gần 100 fan của thủ lĩnh CNBLUE Jung Yonghwa đã vướng phải vụ việc tương tự.

Những người đã không quản khó nhọc, thậm chí vứt bỏ cả lòng tự trọng để giúp đỡ cháu bé có hoàn cảnh khó khăn trong mấy ngày qua ở bến xe Giáp Bát, khi hiểu được sự việc đã vô cùng phẫn nộ!

Phẫn nộ vì lòng tốt bị lợi dụng
Câu chuyện những người làm nghề xe ôm, bán bánh mì, bán nước… ở bến xe Giáp Bát (Hà Nội) bỏ công bỏ việc để bế cháu bé "bị ung thư máu" đi xin tiền giúp mẹ đã khiến nhiều người xúc động.
Sự xúc động ấy, không phải chỉ ở nghĩa cử cao đẹp giữa người với người, mà câu chuyện trên có lẽ là rất hiếm xảy ra ở những nơi như bến xe, cổng chợ…
Hơn nữa, những người tốt bụng giúp đỡ cháu bé, họ cũng là những người lao động nghèo khó, phải mưu sinh kiếm sống. Họ không giúp đỡ cháu bé được bằng tiền bạc, nhưng đã dũng cảm thay mẹ cháu bé đi ăn xin…

Đinh Thị Lệ (áo xanh) đã dựng lên một màn kịch hoàn hảo để lừa những người tốt ở bến xe
Khi VietNamNet đăng tải câu chuyện về sự thật màn lừa đảo của Đinh Thị Lệ, những người lao động nghèo khổ ở bến xe Giáp Bát đã không khỏi giật mình.
Thông tin với chúng tôi, chị Luyến thật thà: “Buồn quá em ạ. Chị không nghĩ sự thật của cái Lệ lại như thế. Công sức mấy ngày liền của các chị, chị không tiếc, chỉ tiếc một điều, sau chuyện này, chúng tôi sẽ càng cân nhắc nhiều hơn, nghi ngờ nhiều hơn, hay nếu có giúp đỡ người khác, có lẽ không thể vồn vã, nóng vội như thế được”.
Chị Luyến bảo: “Ngày đầu tiên gặp mẹ con cô Lệ, thấy cháu bé quấn bông băng một bên tai, cổ áo máu rịn ướt sũng, chưa kịp khô. Mẹ nó chẳng còn đủ sức mà bế con đi ăn xin, mà nhìn cái mặt hiền lành ấy, tôi cứ nghĩ cô ấy chẳng dám mở lời mà đi ăn xin cho con.
Từ trước đến nay chưa đi ăn xin bao giờ cả. Lần đầu tiên đi xin tiền người khác, chẳng khác nào đeo mo vào mặt. Bây giờ, thật giả lẫn lộn, biết bao người thuê trẻ con đi xin ăn, lừa gạt lòng thương của người khác… Nhưng, nhìn ánh mắt của đứa trẻ, tôi cứ mạnh dạn và muối mặt đi xin”.
Sau chị Luyến là bác xe ôm Trần Văn Thụy. Không chỉ bế cháu bé đi xin tiền, ông Thụy còn có ý định sẽ mang hồ sơ bệnh án của cháu bé đến nhờ cậy một ông lang mà ông quen biết, để lấy thuốc chữa bệnh cho cháu.
“Chú nghĩ rồi, phải Đông Tây y kết hợp thì may ra mới giữ được sự sống của nó” – ông bảo với chúng tôi khi chưa biết về màn kịch Lệ bày ra.
Sáng ngày 08/4, ông Thụy nhẫn nại đứng trước cổng bệnh viện Bạch Mai chờ Lệ bế con đến. Nhưng, lúc thì Lệ nói ở BV Việt Đức, lúc thì ở viện Huyết học, rồi Lệ còn sụt sùi kể chuyện bị chồng đến viện đánh không cho chữa bệnh cho con…, ông Thụy càng thêm động lòng.
Khi biết được chân tướng sự việc, ông Thụy buồn rầu không nói thành lời. “Thôi thì nó đã như vậy, tôi chỉ thương thằng bé mới hơn một tuổi, bị mẹ nó hành hạ như thế thì khổ cho cháu quá…” – lời ông Thụy.
“Cả xã còn lạ gì nữa…”
Chúng tôi đã về tận xã Tiên Tân (huyện Duy Tiên, Hà Nam), nơi Lệ nói "đang ở nhà chồng, bị chồng đối xử thô bạo" để xác minh sự việc.
Chủ tịch xã Tiên Tân, ông Phạm Văn Hạnh nhìn những bức ảnh mà PV chụp tại bến xe Giáp Bát thở dài: “Cả xã lạ gì chị này nữa. Đã lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của những người nhẹ dạ. Chỉ vì họ nghe Lệ nói chị ta có mối quan hệ rất lớn, có thể chạy chọt, xin việc cho được”.


 Những người tốt như ông Thụy xe ôm đã bế cháu bé đi xin tiền chữa bệnh thật sự phẫn nộ bởi hành vi của Lệ
Trưởng công an xã Tiên Tân, ông Phạm Quang Khải khẳng định thêm: “Ở địa phương, Lệ lấy chồng nhưng chưa chuyển khẩu về xã. Khi nhiều người có đơn tố cáo bị Lệ lừa gạt, chiếm đoạt tiền, chị ta lẩn trốn, rồi biện lý do mình cũng đang bị bệnh nặng để khất lần”.
Trưởng thôn 6, Đại Cầu, xã Tiên Tân, anh Phạm Văn Quang kể: Không chỉ lừa đảo người ngoài, anh trai chồng của Lệ (Phạm Văn Thọ - người vừa bị bắt giữ vì hành vi buôn bán ma túy), cũng bị Lệ lừa tiền nói là xin cho con của Thọ đi du học nước ngoài. Người anh này cũng đã rất phẫn uất vì bị em dâu lừa tiền.
Câu chuyện của trưởng thôn: “Chúng tôi mang giấy triệu tập của Công an tỉnh Hà Nam đến nhà để yêu cầu Lệ lên trụ sở cơ quan điều tra phục vụ công tác điều tra, nhưng không mấy khi gặp chị Lệ ở nhà.
Bố mẹ chồng của Lệ, hai ông bà rất hiền lành, thuần phác. Cô con dâu tai tiếng này khiến họ rất khổ. Đã có giai đoạn, mẹ chồng Lệ không thừa nhận cô con dâu. Đến khi xảy ra sự việc này, Lệ luôn lẩn tránh mọi người. Chị ấy vẫn chưa đăng ký tạm trú ở địa phương”.
Thời điểm PV có mặt tại xã Tiên Tân, trưởng thôn Phạm Văn Quang cũng vừa mang giấy triệu tập lần thứ hai của Công an tỉnh đến nhà giao cho Lệ.
Điều tra viên Trần Anh Tuấn thông tin: “Với lý do bệnh nặng, rồi thường xuyên không có mặt tại địa phương, đối tượng Đinh Thị Lệ đã trốn tránh mấy năm qua, gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Chúng tôi cũng rất bức xúc về vụ việc này".

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015



Hàng chục “siêu xe” trị giá cả chục tỷ đồng thuộc các thương hiệu Lamborghini, Porsche hay BMW đồng loạt “thả dáng” ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong những ngày 17-19.4 đã khiến nhiều người phải trầm trồ. Siêu xe này được quảng cáo là của những người đi lên từ bán hàng đa cấp, cụ thể ở đây là trong hệ thống Unicity. Tuy nhiên, đó là sự thật hay các siêu xe chỉ là "bánh vẽ" cho những giấc mơ làm giàu nhanh chóng?

"Kinh doanh" 2 năm mua được Lamboghini…
Sự xuất hiện của dàn siêu xe là một phần của sự kiện được công ty kinh doanh đa cấp Unicity gọi là Lễ công nhận danh hiệu dành cho nhà phân phối Unicity Việt Nam nhưng đó có lẽ là phần giúp quảng bá mạnh mẽ cho công ty “giúp làm giàu này”.
13h buổi lễ mới được bắt đầu, nhưng từ trước đó vài tiếng, nơi này đã đông nghịt người. Họ là những nhà phân phối của công ty, đến từ các tỉnh thành, thậm chí, có nhiều nhà phân phối đến từ Thái Lan hay Philippines.
Bên ngoài sảnh, một hàng dài những chiếc siêu xe trở thành tâm điểm hút mắt người đến dự buổi lễ.
Khi chúng tôi hỏi những người tham gia sự kiện thì đều được họ khẳng định rằng những chiếc xe này thuộc quyền sở hữu của các nhà phân phối trong hệ thống. Có người còn nhấn mạnh rằng đa phần trong số xe tiền tỷ này là "thành quả” chỉ sau 2 năm bán sản phẩm của Unicity.
Nếu như trước đây, để vào dự những sự kiện này, người tham gia sẽ phải mua vé thì hiện nay vé vào cửa chỉ được cho, tặng theo hệ thống các nhà phân phối.


 Từ sớm, một lượng lớn người đã đến chờ đợi để tham dự sự kiện của Unicity 

“Bọn cô chả thu tiền đâu, chỉ cho những ai quan tâm, thực sự đam mê, muốn tìm hiểu công việc này thôi” - một người phụ nữ đứng tuổi trả lời. Chúng tôi cũng có trong tay hai tấm vé mà theo cô H “các cháu có phước lắm đấy, cả trăm người ngoài kia muốn vào mà không được kia kìa” kèm theo cam kết sẽ trở thành tuyến dưới của cô này nếu vào Unicity.
Theo chân cô H. vào khán phòng có sức chứa 5.000 người lúc này đã gần kín, dễ dàng nhận thấy tầm quy mô của sự kiện này.
"Hầu hết các nhà phân phối đều về tham dự lễ vinh danh, một số còn từ Thái Lan, Philippines… về nên đông lắm", cô H khẳng định.
Theo quan sát của chúng tôi, những người đến đây đủ mọi tầng lớp. Có người áo quần rực rỡ, sang trọng, nhưng cũng không thiếu những người thoạt nhìn cũng thấy được vẻ lam lũ. Dường như, tất cả họ đều mang một khát vọng và một niềm tin sắt đá về việc đổi đời thông qua hệ thống đa cấp này.
Ngồi cạnh chúng tôi, cô H. thao thao kể về những câu chuyện của những người vươn lên nhờ đa cấp. Cô chỉ vào một người phụ nữ mặc váy vàng, đang bấm iPhone, bảo: “Cô này ngày xưa làm giúp việc ở Phú Thọ, nhờ biết đến Unicity mà thoát kiếp osin, giờ có nhà lầu, có xe hơi, giàu có lắm”. Rồi “anh kia vất vả với chiếc ba gác ở Cần Thơ, có được học hành gì đâu, nhờ tham gia mấy năm mà mua được nhà, đưa vợ con họ hàng lên thành phố…”.
Những tấm gương “sáng” lần lượt được kể nhằm minh chứng cho sự thành công vượt trội của hệ thống. Cô còn bật mí thêm, chiếc Lamborghini kia  là của anh Tom Trần và vợ, Irene Hoàng, đều là Presidential Double Diamond của Unicity. Sau khi tham gia vào công ty một thời gian ngắn, anh chị đã sở hữu căn nhà mơ ước, siêu xe, nhờ nguồn thu nhập thụ động.

 "Siêu bò" của Tom Trần 
Theo tìm hiểu, chiếc Lamborghini này về Việt Nam năm 2007 từng thuộc sở hữu của một đại gia giấu mặt ở Sài Gòn. Số phận “siêu bò” cũng “ba chìm bảy nổi” với nhiều lần “đổi chủ”. Đến nay, nó tạm thời yên ổn và về với ông chủ Trần Anh Thư (hay còn gọi là Tom Trần).
Vợ chồng Tom Trần và Irene Hoàng (tên thật là Hoàng Hải Yến), hai người này từng là “cặp đôi” đứng đầu toàn bộ hệ thống nhà phân phối của công ty đa cấp Agel – đã đột ngột đóng cửa hồi tháng 3.2011 và sụp đổ hoàn toàn vào năm 2012.
Năm 2012, bà Yến chuyển sang làm “thủ lĩnh” cho Quivana Việt Nam, cũng là một công ty đa cấp kinh doanh thực phẩm chức năng. Chính sách hoạt động của Quivana là “bản sao” hoàn hảo của Agel: hối thúc đại lý bỏ tiền ra để ôm hàng. Tuy nhiên, kém may mắn hơn người “anh em” Agel, Quivana không được cấp giấy phép hoạt động và nhanh chóng bị “khai tử”.
Sau sự sụp đổ liên liếp của Agel và Quivana, vợ chồng bà Yến tiếp tục với Unicity và nhanh chóng trở thành “thần tượng” của các nhà phân phối của Unicity.
Đầu tư 200.000 đồng, kiếm được vài trăm triệu/tháng?
Những câu chuyện của cô H. vẫn tiếp tục với những tấm gương, những con người ở mọi tầng lớp, “rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Bởi theo nhiều người ở đây, công ty đã vẽ cho họ một con đường, đấy chính là bộ công cụ của Unicity, chỉ cần bám theo chỉ dẫn ấy, chắc chắn sẽ thành công, có muốn thất bại cũng không được!?
Khi chúng tôi hỏi cách tham gia, cô H bảo: "Đơn giản lắm, chỉ cần đóng 200.000 đồng gọi là phí tham gia cùng 2 hình thẻ, CMND và số tài khoản cá nhân để thuận tiện cho việc chuyển tiền sau này". Cô bảo, chỉ cần làm tích cực một thời gian, bám sát theo bộ công cụ mà người hướng dẫn đưa ra, tích cực hoạt động để tạo một mạng lưới cho riêng mình, thì chỉ một thời gian ngắn, có thể “rung đùi chờ tiền chảy vào túi”.
Tuy nhiên, cô này từ chối kể chi tiết hơn vì, “cháu phải tham gia vào, cô mới chi tiết hơn được, nhưng đây là cơ hội có một không hai, cháu phải nắm lấy”, cô H nhấn mạnh.
Nghe câu chuyện của cô H cùng một số thành viên khác của Unicity, chúng tôi không khỏi "sốc" trước những phép tính trong mơ. Phải chăng chỉ với khoản đầu tư ban đầu 200.000 đồng, các thành viên có thể đạt mức thu nhập trung bình vài trăm triệu hoặc cả tỉ đồng/tháng chỉ sau 12 đến 36 tháng?
Còn theo quan sát của chúng tôi, dù tất cả các thành viên của Unicity lúc nào cũng "thở" ra câu chuyện kiếm vài trăm triệu hoặc cả tỷ/tháng cũng như việc mua siêu xe dễ "như ăn kẹo" nhưng phần đông trong số 5.000 nhà phân phối xuất hiện ở buổi lễ hôm đó đều di chuyển bằng xe máy mà thậm chí còn bằng những chiếc xe cũ nát.
Còn cô H, người mà sau đó liên tục "khủng bổ" chúng tôi bằng điện thoại với viễn cảnh làm giàu và câu hỏi bao giờ cháu gia nhập hệ thống của cô cũng đang sử dụng xe máy. Khi được hỏi ôtô của cô đâu, cô này bảo đi xe máy cho tiện chứ ôtô cô mua lúc nào chẳng được!?
Còn theo một thành viên có vị trí khá cao trong hệ thống này, phí 200.000 đồng chỉ là vé vào hệ thống vốn có cái tên khá mỹ miều là Happy Life Project (Dự án cuộc sống hạnh phúc) chứ để thực sự trở thành một phần của hệ thống này, người tham gia phải chi rất nhiều tiền để mua sản phẩm bao gồm các loại thực phẩm chức năng, mỹ phẩm với giá chát. Chẳng hạn một lọ thực phẩm chức năng Bios Life Slim loại 435g được quảng bá là nhập khẩu từ Mỹ có giá hơn 2 triệu đồng hay một lọ kem tẩy trang 100g có giá hơn 1 triệu đồng. 
Người tham gia được chào mời mua sản phẩm để dùng và để bán cho những mắt xích thấp hơn. Không ít người thậm chí còn chi tiền tỷ để mua sản phẩm và mua vị trí trong hệ thống. Do đó, họ càng lôi kéo được nhiều người tham gia vào hệ thống cũng như mua sản phẩm thì tiền họ thu về càng cao.
Hiện nay rất nhiều người mua điện thoại bị lừa đảo. Tôi cũng đã từng ba lần đối mặt với lừa đảo nên có ít kinh nghiệm chia sẻ cùng mọi người.


Đánh tâm lý người mua

Thường khi mọi người muốn mua điện thoại trên một số trang mạng, diễn đàn, gặp máy ưng ý giá rẻ là gọi hẹn giao dịch. Nắm bắt được những điều trên bọn lừa đảo sẽ đưa ra những chiêu bài đánh vào tâm lý đó để lừa đảo...Nên khi mua máy ta cần lưu ý:

- Tìm được máy thì nên tìm hiểu kỹ thông tin người bán, số điện thoại giao dịch từ diễn đàn rồi tra Google kỹ sau đó mới liên hệ. Cách này chỉ có thể kiểm tra ban đầu vì bây giờ bọn lừa đảo sẽ mua cả một tá sim và rất hay lập nick mới ở các diễn đàn. Sau một "phi vụ" chúng sẽ im hơi lặng tiếng sau một thời gian nhất định rồi mới bắt đầu lại để đánh lạc hướng người mua.
- Khi tìm được thông tin về máy: còn bảo hành, còn tem hay mất tem...ngoại thất và nội thất máy (chú ý bọn lừa đảo hay rao là còn bảo hành, hay là vừa hết bảo hành...bảo hành bây giờ là bảo hành điện tử, xem kỹ tem có xộc xệch, màu sắc của tem, máy còn bao nhiêu %, vỏ có kín khít hay không...)
Nếu vỏ còn mới hãy tinh ý xem kỹ các khe nhỏ xem nếu có nhiều bụi chứng tỏ máy đã thay lại vỏ. Bọn lừa đảo rất hay thay vỏ và đóng lại tem nhưng công nghệ vẫn còn non chỉ cần nhìn kỹ là phát hiện ra ngay...
- Kiểm tra thẻ nhớ xem có nhận thẻ không, kiểm tra sạc, pin... Tốt nhất là nên mang theo laptop để xem máy có nhận cáp hay không, vì còn liên quan đến sau này tải dữ liệu uprom mới.
- Kiểm tra nghe gọi xem mic, loa, wifi, 3G (nếu có) còn tốt không..., quan sát kỹ màn hình, bàn phím xem có bị bệnh gì không..., nhớ test máy lâu một chút để kiểm tra pin.

- Không nên giao dịch ở quán trà đá, vỉa hè vì như vậy lúc máy trục trặc rất khó có thể liên lạc để bảo hành được.

Cách nhận dạng bọn lừa đảo

- Khi bọn lừa đảo lập topic để bán điện thoại, chúng sẽ rất hay mượn hình trên mạng để thu hút tạo ấn tượng là máy còn mới để đánh lừa như: máy bán hộ em trai, em gái, máy nữ dùng giữ gìn, còn bảo hành... và đưa ra cái giá rất nhẹ nhàng để thu hút người mua.
- Khi gọi điện hỏi thông tin máy thì luôn gặp những câu như: mua máy về dùng không quen, không hợp và tỏ vẻ là gà mờ về kiểu máy đó. Nhưng chỉ cần nói chuyện hơi lâu một chút là đuôi cáo lòi ra ngay.
- Khi hẹn giao dịch: luôn ỡm ờ về địa chỉ như vỉa hè, quán cà phê hay một địa chỉ bất kì ngoài đường... Bây giờ chúng còn tinh vi hơn như hẹn ở đầu hẻm ngõ và bảo rằng nhà ở đó nhưng nhà có việc không tiện vào. Hay hẹn ở cổng cơ quan làm việc... Mọi người chú ý nhé.
- Khi đi đến giao dịch chúng rất hay đi xe xịn như SH, PS, Vespa LX..., tạo tâm lý tin tưởng người bán có tiền để dễ dàng qua mặt người mua.
- Khi kiểm tra máy, bọn lừa đảo nói luôn miệng là máy thế này thế nọ làm các bạn phân tâm. Khi thấy các bạn kiểm tra lâu chúng sẽ giục kiểu: "anh/chị ở nhà có việc, chú muốn mua thì kiểm tra nhanh lên". Cần thiết chúng sẽ giảm giá, hoặc có người đang đợi xem máy. Người mua chủ quan lúc đó sẽ có tâm lý sợ tuột "con" máy ưng ý với giá rẻ khỏi tay nên rất dễ sập bẫy.
- Trường hợp này tinh vi hơn: khi chúng ta kiểm tra máy thấy ưng ý rồi, máy không có lỗi lầm gì, nhưng lúc trả tiền chúng sẽ nói với một giá khác khi đăng tin rao bán với rất nhiều lý do này nọ. Lúc đó chúng sẽ làm sao cho chúng ta không thể mua được máy ngay lập tức, rồi chúng ra về. Nhưng đi một lát chúng sẽ gọi ta lại và đồng ý với giá chúng ta trả.
Các bạn kiểm tra vẫn hộp đó, túi đó nhưng cái điện thoại lúc nãy chúng ta kiểm tra ưng ý đó đã bị tráo bằng một "con máy" khác y chang nhưng đầy "bệnh tật". Thường chúng ta đã xem kỹ rồi thì giờ ai kiểm tra lại nữa.

- Mấy ngày lân la ở một số chỗ hay giao lưu mua bán điện thoại thì tôi thấy chúng luôn sử dụng những chiêu đánh vào tâm lý "máy ngon - giá rẻ" của người mua. Chúng có không chỉ là hai người mà là một bọn diễn xuất rất ăn ý...Nhưng chỉ cần nhìn kỹ mọi người sẽ phát hiện ra thôi.
- Khi các bạn gọi cho chúng để hẹn giao dịch ở một địa điểm nào đó đã hẹn trước, chúng sẽ mang điện thoại với bề ngoài như chúng đã tả trên diễn đàn và qua trao đổi bằng điện thoại tới để các bạn thử máy. Nhưng các bạn vừa test được khoảng 5 đến 7 phút thì không biết từ đâu có một người cũng tới để hỏi mua mà theo tên bán máy giới thiệu là có hẹn gặp xem máy.
Bọn này đã lên kịch bản sẵn, tên đến sau xem máy mới đầu chỉ đứng xem ta test máy nhưng chỉ một lát nó sẽ nói là mình test máy lâu quá, để nó test ưng ý mua luôn. Chỉ chờ có thế tên bán máy sẽ nói "em đến trước xem máy nếu em có mua thì anh để máy cho, nếu không thì anh sẽ bán cho cậu kia nhiệt tình đang cần mua nhưng đến sau". Vì lúc này ta mới có test qua loa thấy máy cũng ổn cộng với giá rẻ, bỏ đi thì tiếc nên thường quyết định mua vội vàng.
- Còn trường hợp này chúng chuyển qua màn kịch tinh vi hơn: khi chúng ta đang đi đường hay ngồi trà đá, trà chanh "chém gió" thì sẽ có một người (thường là phụ nữ với cách ăn mặc bình thường) tỏ vẻ không biết gì về điện thoại hay công nghệ sẽ lân la đến bắt chuyện "như em ơi tắt hộ chị cái điện thoại này. Chị vừa nhặt được mà không biết tắt ở chỗ nào".
Lúc đó đồng bọn của chúng sẽ liên tục gọi vào máy điện thoại đó. Nếu chúng ta tò mò nhấn nghe thì chúng sẽ nói là làm mất điện thoại và đưa ra cái giá rất hời để chuộc lại. Hoặc nếu các bạn không nghe chúng sẽ gửi tin nhắn với nội dung tương tự tạo lòng tin với các bạn.
Lúc này người phụ nữ tỏ vẻ muốn bán lại chiếc điện thoại "nhặt được" đó với cái giá rất phi lý, nếu chúng ta không để ý mà mua thì sẽ mắc bẫy của những kẻ lừa đảo này.
Mọi người cũng chú ý tem thật và tem giả. Tem giả hơi khác về màu sắc và có độ đậm nhạt khác tem thật. Đóng tem vào ốc không được đẹp như tem nhà máy đóng.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi. Mong mọi người đọc qua để cảnh giác nhé.

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Cụ thể, kịch bản kẻ xấu đem ra sử dụng ở các địa phương khác nhau đều chung bài: giả danh nhà mạng nhắc nợ cước với số tiền lên tới 8-9 triệu đồng, rồi dẫn dụ thuê bao bấm tiếp các phím số 0, 9, 113... và đe dọa nếu không nộp ngay (trong vòng 2 giờ) sẽ chuyển sang bên an ninh để điều tra, xử lý...

Tương tự, theo báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, chúng cũng giả mạo ngân hàng nhắc nợ vay lên tới hàng chục triệu đồng, giả mạo công an khuyến cáo người có tiền gửi ngân hàng gửi sang tài khoản của chúng để được bảo vệ; thậm chí có trường hợp còn đe dọa đang giữ người thân (bắt cóc), ép mang tiền vàng đến giao nộp thì chúng mới thả người...



Như vậy, kẻ xấu đã không còn mạo danh VNPT để lừa đảo các thuê bao như lúc đầu, mà còn mạo danh nhiều cơ quan và tổ chức khác. Mục tiêu của chúng cũng không đơn thuần chỉ câu thời gian đàm thoại giữa thuê bao tới các tổng đài lạ do chúng dẫn dụ người nghe bấm số chọn đến, mà còn có tính uy hiếp, lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân, tống tiền người dân.

Qua kiểm tra, bước đầu phát hiện những cuộc gọi trên đều có liên quan đến các tổng đài từ nước ngoài về Việt Nam qua kết nối VoIP, do kẻ xấu sử dụng công nghệ cao và thiết bị thông tin trái phép để thực hiện. Hiện VNPT đang phối hợp với các cơ quan an ninh làm rõ và triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật này.

Để tránh rủi ro cho người dân mắc lừa kẻ xấu, VNPT đã sớm thông tin rộng rãi trên cổng thông tin của doanh nghiệp tại các địa chỉ http://vnpt.vn, http://vnpthanoi.com.vn, http://hcmtelecom.vn... khuyến cáo tới các thuê bao rằng VNPT không nhắc nợ tự động qua hộp thư ghi âm tự động nào, mà chỉ sử dụng thống nhất tổng đài 800126. Ở một số tỉnh thành, thuê bao của VNPT có thể tham khảo thêm kênh thông tin khác riêng cho thuê bao trên địa bàn đó, ngoài gọi 800126, chẳng hạn: thuê bao Hà Nội gọi 38700700; thuê bao Tp.HCM tra cứu cước trên Website http://ebill.hcmtelecom.vn...

Thời gian qua, nhiều vụ lừa đảo dạng này đã bị pháp luật trừng trị, đa số có liên quan đến người hoặc nhóm người nước ngoài mang thiết bị vào Việt Nam thực hiện hành vi lừa đảo. Song như đã khuyến cáo, các thuê bao cần hết sức cảnh giác, không mắc lừa kẻ xấu khi nhận được các cuộc gọi đến có dấu hiệu quấy rối, mạo danh nhà mạng hoặc công an và ép buộc, đe dọa..., không làm theo chúng dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại.
                   



Thủ đoạn: "dắt nhầm xe","mất vé xe"

Bọn chúng vào bãi gửi xe và lân la nói chuyện với người nhận trông xe (ví dụ hỏi thăm địa chỉ...) để gây ấn tượng cho chủ nhân trông xe. Sau đó chúng cố tình chọn để cạnh những chiếc xe nào gần giống chiếc xe của chúng. Chỉ một thời gian ngắn sau, với vô vàn lý do chúng vội quay ra nơi gửi xe để bẻ khoá, dắt luôn chiếc xe gần giống chiếc xe của mình, nếu người trông xe nhận ra chúng sẽ khéo léo xin lỗi vì bị “dắt nhầm xe”. Còn nếu trót lọt chúng sẽ cho một đồng bọn cầm đầy đủ giấy tờ chiếc xe đã gửi vào lấy xe với lý do mất vé.

Thủ đoạn: làm vé giả

Bọn chúng cũng đóng vai là khách gửi xe để lấy mẫu vé của các địa điểm trông xe (những loại vé làm cẩu thả, đơn giản rất dễ bị chúng làm giả). Sau khi đã có vé giả chúng chỉ việc chọn những chiếc xe nào sơ hở như: xe không có khoá hay khoá dễ mở để đưa vé giả rồi lấy xe trong bãi ra...


Thủ đoạn: ghi thêm vào vé xe, trên thân xe

Do người đánh dấu trên thân xe sơ hở, làm vé đơn giản nên bọn gian có thể thay đổi số được ghi trên vé, hoặc dấu đánh trên  thân xe: ví dụ: số 33 có thể ghi thành 533, 332 hay 335...Chúng lấy vé đã ghi (hoặc xoá bớt) thêm số để chọn xe trùng với số vé giả để lấy, hoặc lấy vé thật để trộm xe đã được tẩy số cho trùng với vé thật để lấy xe tốt và bỏ xe cũ kém hơn để lại. Hoặc chúng mang xe đạp vào gửi nhưng bỏ lại để lấy xe máy ra.


Thủ đoạn: thay biển giả


Với các địa điểm trông xe mà cẩn thận ghi cả biển số xe vào vé, chúng sẽ đổi biển hoặc ghi thêm biển số vào vé xe để chiếm đoạt xe. Gần đây chúng đã dùng băng dính 2 mặt để lấy biển số xe đã vào gửi gắn chồng lên biển số xe định chiếm đoạt rồi bỏ lại xe xấu hơn ở lại bãi. Với những xe chưa có biển chúng càng dễ dàng lấy biển khác gắn tạm thời để che mắt người chủ trông xe.


Thủ đoạn: Đóng vai là khách gửi xe


Bọn chúng thường đóng vai là những học sinh đi học ngoại ngữ ở các trung tâm ngoại ngữ và cũng đi học một vài buổi để thăm dò. Những ngày đi học đó, chúng  quan  sát và bắt quen với bạn học có xe máy. Lợi dụng sơ hở của họ trong các giờ ra chơi (nhất là các chủ xe là chị em phụ nữ thường để chìa khoá xe và vé xe trong túi xắc, khi nghỉ giải lao được bọn chúng mời đi uống nước đã sơ ý không cầm túi đi theo) chúng đã lấy cắp chìa khoá và vé  gửi xe,  sau đó đưa cho đồng bọn vào  lấy xe ở bãi một cách bình thường mà chủ xe không hề phát hiện và nghi ngờ cho ai được. Tinh vi và xảo quyệt hơn, chúng có thể lấy trộm mẫu chìa khoá từ hôm trước để hôm sau mới lấy trộm vé. Thủ đoạn không có gì mới mẻ song rất nhiều người đã bị chúng lừa lấy mất xe, nhất là chị em phụ nữ.


Thủ đoạn: Đóng vai là chủ nhận trông giữ  xe


Chúng thường xuất hiện ở các bãi gửi xe lúc đông khách nhất, hoặc khi mọi người đang vội (ví dụ rạp xiếc, bãi chiếu phim, nơi biểu diễn văn nghệ... sắp đến giờ đóng cửa). Lợi dụng những người gửi xe đang vội vàng, chúng đóng giả như những người nhận coi giữ xe tại bãi,  đón khách ngay ngoài cửa bãi gửi xe. Chúng yêu cầu chủ xe không cần phải khóa cổ, rồi chúng cũng đưa cho chủ xe những tấm vé giả. Chờ cho  chủ các phương tiện đã quay đi, chúng dắt xe giả vờ như vào bãi nhưng thực ra là chờ cho chủ xe đi khuất chúng sẽ chiếm đoạt luôn.

Cũng có khi chúng tự lập ra các bãi gửi xe rồi chiếm đoạt xe của khách luôn - khi khách quay ra thì đã mất cả xe lẫn người trông xe.


 Thủ đoạn: làm hỏng xe của khách


Đây cũng là một trong những thủ đoạn cướp xe của bọn tội phạm. Bọn chúng thường nhằm vào chị em phụ nữ để tấn công, thủ đoạn của chúng như sau:

Bọn chúng gồm nhiều tên, đóng giả làm khách gửi xe  vào bãi gửi xe để tìm cách khoá xăng, rút Bu- ri của những xe mà chủ của nó là phụ nữ.  Khi chủ xe vào dắt xe ra để nổ  máy, nhưng  không thể nào nổ được (với những xe bị tháo nắp bu-ri) thì  bọn chúng xuất hiện, đến giả đò sửa giúp. Khi đã ngồi sẵn lên yên xe chúng nhanh chóng nổ máy và tẩu thoát. Để chống lại sự truy bắt, bọn chúng đã bố trí sẵn vài ba tên đóng giả làm xe ôm, khách đi đường cùng hô hoán đuổi theo nhưng thực ra là che chắn cho đồng bọn nhanh chóng tẩu thoát.

Còn với những xe bị  khoá xăng, đi được một đoạn sẽ bị chết máy. Khi chủ xe đang loay hoay không biết thế nào, thì chúng xuất hiện kịp thời và lại sẽ diễn trò sửa xe giúp để cướp xe.Không chỉ tại các bãi gửi xe mà ở bất kỳ chỗ nào khi bạn sơ ý chúng cũng có thể giở thủ đoạn này  để cướp mất xe.

Nói chung khi mất xe thì cả chủ nhận trông xe và khách gửi xe đều thiệt thòi vì khó có thể định gía tài sản mất để đền bù cho thoả đáng. Vì vậy các cụ đã dạy "cẩn thận vẫn hơn", muốn vậy cần lưu ý một số điểm sau đây:


Đối với người trông giữ xe


1. Về bãi  trông xe, chỉ nên có hai lối, một lối nhận, một lối trả xe riêng biệt, tránh lộn xộn ra vào cùng một cửa.

2. Hãy làm vé cẩn thận, đừng vì vội vàng mà làm những tờ vé quá đơn giản: dễ tẩy xoá, dễ nhàu nát. Với các điểm trông xe tập thể, cơ quan nên đóng dấu cơ quan, có chữ ký và ảnh của người trông xe, sau đó đem ép Plasstic. Hạn chế việc dùng các loại vé: làm bằng nhôm đục lỗ, miếng mi ca... vì những vé đó rất dễ làm giả.

3. Khi giao xe hãy quan sát kỹ, đối chiếu số ghi trên thân xe với vé. Nếu thấy bất thường hãy kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và những giấy khác để có giải pháp phân biệt ngay, gian.

4. Hãy lập biên bản và lưu ý địa chỉ những người mất vé xe. Hoặc chờ đến cuối ngày nếu không có hiện tượng lạ xảy ra mới trao trả xe. Nếu địa chỉ không rõ ràng hãy đề nghị cơ quan Công an can thiệp.

5. Thay thế ngay những tờ vé cũ, nhàu nát. Kiểm tra thường xuyên vé trong ngày để tìm ra những tờ vé giả mà bọn gian “thử” thăm dò.

6. Không nhận thêm xe nếu bãi đã chật, hay làm thêm vé khi đã hết vé, vì những địa điểm gửi thêm, vé làm thêm rất dễ bị kẻ gian lợi dụng.

7. Hãy đánh dấu “đặc biệt” vào trong tờ vé của mình, sự đánh dấu đó người ngoài khó có thể phát hiện được mà chỉ có những người có trách nhiệm trông giữ xe mới biết. Không nên nhờ người khác trông giúp xe nhất là khi trả xe. Khi mất xe dù tốt hay xấu cũng nên báo công an để có biện pháp ngăn chặn và đấu tranh kịp thời.


Đối với phía khách gửi xe


Ngoài sự cảnh giác của chủ trông xe thì về phía khách gửi xe cũng nên lắp thêm các thiết bị khoá an toàn, khi gửi xe nên khóa cẩn thận. Và, khi xe đã được khoá hãy giữ gìn chìa khoá, vé xe cẩn thận nếu có điều kiện hãy “để mắt” tới xe của mình kể cả khi đã gửi trong bãi.   

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

1. Thủ đoạn trộm cắp, lừa đảo trong bệnh viện

- Thủ đoạn "Cò mồi"

Nắm bắt được tâm lý của người bệnh muốn khám và chữa bệnh nhanh, nhất là những người ở xa hoặc là những người là công chức bận rộn. Hiện nay, tại cổng các bệnh viện ở những thành phố lớn xuất hiện đội ngũ "cò mồi" chuyên dẫn dắt khách, chúng thường tung tin đã hết thẻ xếp thứ tự khám bệnh, sau đó chủ động "rê" người bệnh đến các điểm khám bệnh tư nhân để "làm tiền" khách. Ngoài việc mất tiền oan người bệnh còn phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nguy hiểm như: thuốc kém chất lượng, hết hạn sử dụng, thuốc lậu... thậm chí có trường hợp bị phản ứng mạnh khi dùng thuốc dẫn tới tử vong.

Do vậy, khi đi khám bệnh, người bệnh nên vào các bệnh viện nhà nước, các trung tâm y tế có treo biển và được cấp phép, điều đó sẽ giúp cho người bệnh tránh khỏi những rủi ro, bất lợi và giải toả được tâm lý lo lắng.

Câu chuyện dưới đây là một ví dụ về thủ đoạn lừa của bọn tội phạm:

Cách đây 1 tháng, da tay, da chân chị Hương đột ngột có triệu chứng khó chịu, cô tìm tới bệnh viện da liễu để khám. Khi tới cổng bệnh viện, đang chuẩn bị gửi xe, người lái xe ôm từ đâu chạy tới cho cô biết: "hết thẻ rồi phải ngày mai. Muốn khám nhanh, tôi chỉ tới bác sĩ da liễu cũng của bệnh viện, mất có 10.000đ tiền khám, nhanh và đảm bảo hết bệnh".

Chưa được sự đồng ý của cô, anh ta đã nhiệt tình rút điện thoại di động ra gọi rồi chỉ dẫn cho cô đến một phòng mạch. Tới đây cô được một vị bác sĩ tự giới thiệu tên là Khoa làm ở bệnh viện da liễu. Theo ông thì cô mắc bệnh á sừng và chỉ định cô phải tiêm 1 mũi, uống thuốc 5 ngày, sau đó đến tái khám và lấy thuốc vì bệnh "Phải chữa dài ngày". Tiền khám, tiền thuốc tiêm tại chỗ và tiền toa thuốc hết 180.000đ. Về nhà, sau khi uống xong liều thuốc đầu tiên theo chỉ dẫn được khoảng 20 phút, cô bỗng đau đầu dữ dội, chân tay lạnh toát và buồn nôn. Sau khi nôn thốc nôn tháo, cô tỉnh dần và lập tức nhờ người nhà đưa ngay đến bệnh viện da liễu để khám lại, đồng thời hỏi thăm về bác sĩ Khoa. Nhân viên phòng khám cho biết, bệnh viện không có ai là bác sĩ Khoa cả. Bất bình cô đưa toa thuốc cho các cô y tá xem có đóng dấu đỏ rõ mồn một "Bác sĩ Khoa" cho mọi người xem. Cả phòng khám chuyền tay nhau đọc nhưng tất cả đều không đọc hết được tên các loại thuốc loằng ngoằng trong toa thuốc. Đến đây cô Hương đã biết mình "sập bẫy cò".                                         
             
- Thủ đoạn “Đóng  vai là người  đi thăm bệnh nhân”

Chúng thường đóng vai là người nhà bệnh nhân, với gói quà trong tay chúng đi hết từ phòng này sang phòng khác để "tìm người nhà". Nhưng thực ra là đi để dò la, quan sát nếu bệnh nhân hay người nhà của họ sơ hở là nhanh chóng chôm chỉa tài sản của họ.

- Thủ đoạn “Đóng vai là người đi trông nom bệnh nhân”

Với dáng vẻ mệt mỏi, rất ra dáng một người phải thức nhiều đêm trông nom bệnh nhân, rồi chọn những buổi tối, khi người nhà bệnh nhân phải túc trực trông nom người bệnh thì chúng bắt đầu hành động. Chúng tìm cách làm quen với  những người "cùng cảnh ngộ". Qua cách nói chuyện khéo léo, chúng thường mời họ ăn uống những thức ăn đã được tẩm sẵn thuốc mê (thường chỉ là chiếc kẹo cao su, điếu thuốc, quả quýt). Thường thì trong đêm mỏi mệt, nhiều người rất dễ mắc lừa.

Hoặc, qua trao đổi chúng gạ bán lại cho đối tượng đang cần mua một loại biệt dược đắt tiền nào đó với giá rất hời, nhưng thực ra là thuốc giả hoặc thuốc không đúng chủng loại...

- Thủ đoạn “Đóng vai là nhân viên bệnh viện”
Với bộ y phục của nhân viên bệnh viện, chúng ra vào trong phòng chữa bệnh để mọi người tưởng là nhân viên bệnh viện, nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện giao tiếp rất dễ bị mắc lừa. Qua tìm hiểu chúng biết rằng người bệnh và người nhà đang cần sự giúp đỡ để yên tâm chữa bệnh. Nắm thời cơ, chúng đến để gạ gẫm, làm cho mọi người rất tin tưởng là qua chúng có thể tiếp xúc với những Bác sỹ giỏi, chữa được căn bệnh của bệnh nhân đang mắc một cách nhanh chóng, với điều kiện phải góp một khoản tiền "tiêu cực phí" nào đó mới có thể giải quyết được. Như chết đuối gặp cọc, người bệnh hoặc người nhà rất dễ tin, thường giao tiền "bồi dưỡng cho bác sỹ" cho chúng. Hoặc, chúng nhân cơ hội để bán thuốc giả. Đối tượng hay bị chúng lừa là những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc kém hiểu biết.

2. Thủ đoạn trộm cắp, cướp giật tại các cửa hiệu mua bán vàng bạc

Qua tìm hiểu thực tế, trao đổi với các nhà chức trách và số đối tượng chuyên hoạt động trên lĩnh vực này đang nằm “bóc lịch” chờ ngày hoàn lương, xin nêu một số thủ đoạn của bọn tội phạm trộm cắp, lừa đảo tại các cửa hiệu  mua bán vàng bạc, đá quí, thu đổi ngoại tệ ... như sau:

- Thủ đoạn “Bán hàng”

Bọn chúng thường đóng vai là khách đến bán hàng. Lợi dụng lúc cửa hàng đông khách (thường là trong số đó có rất nhiều tên là đồng bọn của bọn chúng) thì chúng đến bán hàng, với vẻ mặt thiểu não thể hiện việc bán đồ là rất bất đắc dĩ. Khi việc mua bán đã thoả thuận xong (bao gồm cả việc chủ tiệm hàng kiểm tra chất lượng), lợi dụng lúc chủ tiệm hàng đang đếm tiền trả, chúng thường mượn lại vật đã bán rồi để ngắm nghía ra điều nuối tiếc (hoặc chỉ cho chủ hàng những khuyết tật, hay ưu điểm của vật đó) rồi nhanh chóng tráo ngay vật khác giống như hệt đã dấu sẵn trong tay áo để trả lại cho chủ tiệm hàng (nếu chủ hàng cảnh giác thì chúng không bán nữa). Vì chủ quan nên ít mấy ai kiểm tra lại lần nữa, như vậy là họ đã mua phải hàng giả mà không biết.

Hoặc, qua tìm hiểu chúng biết cửa hiệu bán vàng nào đó chuyên bán các loại đồ trang sức của một nơi  sản xuất có uy tín. Từ đó, chúng về gia công loại hàng giả cũng có nhãn mác và trọng lượng như thật. Chúng cũng đến mua một vài lần để lấy những biên lai mua bán. sau khi mua xong chừng vài ngày, vài giờ chúng đem "trả lại" với nhiều lý do ... Vì chủ quan, chỉ nhìn bề ngoài, lại rất tin nhãn mác đã đóng chìm vào mặt hàng nên chủ nhân rất dễ bị mắc lừa, nhận lại hàng giả.

- Thủ đoạn “Mua hàng”

Bọn chúng thường đóng vai là các nữ khách hàng ăn mặc rất sang trọng đến mua hàng lúc cửa hàng đông khách. Chúng dấu sẵn một chiếc vòng (lắc vàng, vòng ngọc) trong tay áo và chọn chiếc  trong quầy như hệt chiếc đã thủ sẵn rồi hỏi mua. Sau khi trả giá và đeo thử, chúng sẽ tỏ ý chê bai, hoặc tạo lý do cho chủ hàng không bán nữa, đòi trả lại. Chỉ có điều là chiếc vòng thật ở tay phải đã được chúng nhanh chóng kéo lên cao rồi lấy áo che kín (hoặc đã đưa cho đồng bọn tẩu tán), còn chiếc vòng giả sẽ được tháo trả lại một cách rất tự nhiên. Chủ hàng vì vội, vì đông khách, vì vẫn còn bực mình đã thiếu cảnh giác nên bị lừa lấy mất tài sản.

- Thủ đoạn “Tráo tiền cũ vào tiền mới”

Bọn chúng thường đóng vai như là những thương gia lớn rồi chọn thời cơ lúc tiệm hàng đông khách  thì  đến mua hàng, hoặc bán đổi ngoại tệ...Khi đã thoả thuận xong, chúng thường trả loại tiền có mệnh giá lớn kẹp thành tập (thường là tiền 500.000đ trông như còn nguyên sêri). Trong những xấp tiền đó bọn chúng đã đổi một số tờ 500.000đ bằng loại tờ khác có giá trị nhỏ hơn (Có thể là loại 20.000đ). Khi chủ hàng đếm lại, phát hiện, thông báo lại thì chúng thanh minh và bịa ra mọi lý do nào đó để khẳng định là do chủ hàng nhầm lẫn và có ý đổi của bọn chúng, chứ nhất định chúng không có một loại tiền nào khác- Bằng chứng là trong túi của chúng còn một vài xấp tiền nữa cũng như vậy. Lúc đó một số khách khác (đồng bọn của chúng) lên tiếng phản đối chủ hàng không giữ chữ tín, làm xấu mặt khách mua. Chủ hàng mặc dù biết mình không đổi tiền vào, nhưng biết thanh minh cùng ai! đành trả tiền cho xong chuyện.

- Thủ đoạn “Đếm lại tiền”

Bọn chúng thường đóng giả làm những khách hàng rất sang trọng đến mua hàng, và hay hoạt động vào mùa đông, vì mùa đông quần áo mặc rộng thùng thình dễ tạo điều kiện cho chúng hoạt động. Chúng thường lợi dụng cửa hàng đông khách để mua hàng. Khi trả tiền, chúng trả bằng những đồng tiền rất mới nhưng không bao giờ trả đủ số tiền theo giá hàng mà nhất định trong tập đó sẽ thiếu một vài tờ. Khi chủ hàng đếm lại sẽ phát hiện thiếu vài ba tờ gì đó yêu cầu chúng đếm lại thì chúng vui vẻ  đếm lại. Lợi dụng lúc chủ hàng tiếp tục bán hàng cho người khác (thường là đồng bọn của chúng), vừa đếm lại số tiền chúng vừa nhanh chóng giấu nhiều tờ bạc vào tay áo hoặc vạt áo. Sau khi cẩn thận "đếm lại" xong, chúng vui vẻ xin lỗi chủ hàng rút thêm mấy tờ bạc nữa bù lại chỗ thiếu. Vì chủ quan, vì vội nên chủ hàng ít khi đếm lại nữa, như vậy là mất của mà vẫn không hay.

- Thủ đoạn “Kẹp tiền để rút lõi tiền”

Loại tiền 500.000đ khi sử dụng, người mua kẻ bán thường cặp 2 tờ vào nhau tạo thành 1000.000đ. Nhiều cặp như vậy sẽ thành hai, ba triệu, bốn triệu đồng...

Khi thanh toán với nhau từ bốn năm trăm trở lên, người ta chỉ chú ý đến phía gáy và chấp nhận có bao nhiêu gáy (cặp đôi) là tương đương bấy nhiêu trăm ngàn đồng (5 gáy = 500.000đ, 10 gáy = 1.000.000đ). Với số lượng tiền lớn, nhất là lúc đông khách hàng thì người nhận tiền thường chỉ đếm nhanh phía gáy mà ít chú ý đến ruột bên trong và yên tâm là mình đã nhận đủ số tiền như đã đếm.

Lợi dụng thói quen này bọn lừa đảo đã sử dụng một thủ thuật gấp tiền đánh lừa cảm giác của mọi người, sao cho số cặp (gáy) đủ mà thực tế số tiền lại bị rút ruột để từ năm bảy trăm ngàn có thể rút bớt từ 50.000 đ hoặc nhiều hơn mà người nhận tiền không biết.

Thủ đoạn tiến hành của bọn chúng như sau:

+ Dùng 1 tờ 50.000đ gấp 3 ngang tạo thành chữ M

+ Lồng 2 tờ 50.000đ vào khe (1) và (2) của chữ M

Kẹp chặt lại là đã có 2 cặp (nếu đếm nghiêng theo gáy là đã có 2 cặp = 200.000đ (thực ra chỉ có 3 tờ 50.000đ). Như vậy kẻ gian đã rút được 50.000đ

Thông thường sau một thời gian các chủ cửa hiệu mới phát hiện ra mất tài sản, hay do số tài sản không nhiều lại không biết rõ đích xác mình bị mất trong hoàn cảnh nào,  cho nên họ ngại trình báo cơ quan Công an. Chính vì thế mà bọn tội phạm vẫn tiếp tục hoạt động trên khắp các địa bàn toàn quốc. Vậy, mọi người khi mua bán hàng, nên dùng máy đếm tiền để hạn chế hoạt động của bọn tội phạm. Và, nếu có hiện tượng khả nghi như trên, hoặc nghi ngờ mình bị mất tài sản, hãy báo ngay cơ quan Công an để tìm cách đấu tranh ngăn chặn những hành vi phạm tội mới của bọn tội phạm.

- Thủ đoạn “Tấn công trực diện”

Bọn chúng cũng thường đóng vai là khách mua hàng, lợi dụng lúc cửa hiệu vắng khách, ngoài đường thưa người (buổi trưa, chập choạng tối, trời mưa...) chúng mới xuất hiện để giả mua hàng. Lợi dụng sơ hở của chủ nhà, chúng tung vôi bột (hay tiêu bắc tán nhỏ, ớt bột) vào mắt chủ nhà rồi nhanh chóng cướp đồ chạy ra xe đợi sẵn để tẩu thoát.

Cũng rất nhiều vụ án chúng đã ra tay sát hại nạn nhân để cướp tài sản

- Thủ đoạn “Gọi điện thoại”

Qua theo dõi cửa hiệu mua bán vàng bạc chúng sẽ tìm ra những địa chỉ quen của chủ cửa hiệu đó (thường cũng là những cửa hiệu bán đồ quanh đó, có số điện thoại, tên chủ nhà...). Sau đó chúng giả giọng gọi điện thoại cho chủ cửa hiệu bán vàng bạc đó để đặt mua hàng. Thường thì chúng bịa ra lý do nào đó để chủ cửa hiệu tin là mình bận không đến lấy được, có nhờ người nhà đến lấy giúp. Sau khi chủ nhà tin, giao tài sản cho chúng, chúng cũng trao tiền giả, khi chủ cửa hiệu đang đếm tiền thì nhanh chóng cầm số hàng tẩu thoát.

3. Thủ đoạn trộm cắp, lừa đảo tại đền, chùa

- Thủ đoạn “Trộm cắp dây chuyền, khuyên tai vàng”

Đền, chùa đối với đông đảo người dân Việt Nam chúng ta là nơi thờ tự thâm nghiêm, vào những dịp đầu năm, ngày rằm, mùng một, lễ hội thường có nhiều người đi thờ cúng, cầu may, giải hạn. Thành phần đi đền, chùa cũng rất đa dạng, song phần lớn là những phụ nữ trung niên hoặc những cụ già đã có tuổi. Những người này thường đeo vòng vàng, dây chuyền hoặc các loại khuyên tai. Khi làm lễ cúng bái, họ thường thành kính cầu khấn hết sức tập trung. Mặt khác, ở những đền, chùa nổi tiếng vào những dịp lễ hội thường đông người thường có tình trạng chen lấn xô đẩy. Lợi dụng tình huống đó các đối tượng trộm cắp đi theo nhóm có điều kiện tiếp cận "con mồi" với vai của những người đi cúng, khấn cầu may. Khi phát hiện ra con mồi chúng bủa vây. Một tên trong số đó (thường là nữ giới tay cầm kìm bấm loại nhỏ) chờ người đeo dây chuyền, vòng trang sức cúi xuống khấn là chúng bấm đứt dây, tên khác cùng bọn giả vờ cúng khấn bên cạnh bị hại cúi sát đất và vơ luôn "chiến lợi phẩm" rồi cả bọn rút êm trong khi bị hại vẫn say sưa với việc lễ cúng mà không hề hay biết.

Để ngăn chặn loại tội phạm trộm cắp dưới hình thức này, đề nghị mỗi người chúng ta không nên đeo các loại vòng, dây chuyền vàng hoặc đồ trang sức mà để ngoài cổ áo. Không nên cầm theo vào những nơi đông người, vì như vậy ta không thể kiểm soát được dễ bị bọn tội phạm lợi dụng chiếm đoạt.

- Thủ đoạn “Giả làm khách lễ chùa”

Bọn chúng thường đi nhiều tên, đóng giả làm những người đi lễ chùa và thường xuất hiện ở những đền, chùa tập trung đông người tế lễ. Đối tượng mà chúng nhằm tấn công chủ yếu là các bà, các chị hay mang theo túi, xắc bên mình (nhất là những người đi đơn lẻ một mình). Lợi dụng đối tượng đang mải chắp tay khấn, cầu nguyện, chúng tìm cách đánh lạc hướng như: tự hạ lễ của đối tượng, hay bê lễ bỏ đi nơi khác, hoặc lấy đi một vài thứ trong mâm lễ...(cũng có khi chúng đạp tụt giầy của đối tượng hay châm hương làm cháy áo đối tượng) Khi đối tượng bị thu hút bởi phía trước thì phía sau đồng bọn chúng áp sát để rạch túi mà đối tượng mang theo (hoặc móc túi quần, áo). Để chống lại sự phát hiện của những người xung quanh, chúng thường tập trung dăm bảy tên giả như đang lễ để quây xung quanh đối tượng vừa ra vẻ can ngăn, vừa ra vẻ thông cảm với đối tượng, nhưng thực ra là nhằm  che chắn cho tên hành động phạm tội, còn khi bị phát hiện thì chính những tên này cản trở giúp cho đồng bọn tẩu thoát.

- Thủ đoạn “Lấy tiền công đức”

Chúng đóng giả làm những người đi lễ chùa để theo dõi quy luật hoạt động của những người có trách nhiệm trong ngôi chùa đó. Lợi dụng lúc đông người, chúng làm một loạt các hành động: thu gom hương, nhang, giấy tiền, hoa... vung vãi để thể hiện với khách thập phương mình là nhân viên nhà chùa. Rồi lợi dụng sơ hở của người có trách nhiệm, chúng sẽ vơ tiền công đức của khách thập phương cho vào túi của mình.

- Thủ đoạn của bọn trộm giầy, trộm dép

Một số đền chùa thường quy định khách đến lễ chùa phải để giầy dép ở ngoài trước khi vào lễ. Bọn gian đã lợi dụng vấn đề này để ra tay.

Để củng cố lòng tin của khách, chúng đưa một số tên "mắt la mày lém" luẩn quẩn quanh chùa, rồi một tên trông ra dáng tử tế đóng giả làm những nhân viên nhà chùa nhắc nhở khách để giầy dép ở ngoài, đồng thời  quát tháo đuổi bọn kia đi. Với thủ đoạn như vậy, nên mọi người rất dễ mắc lừa tưởng như đã có người trông giầy, dép cho mình bên ngoài, nên không để ý đến chuyện trông giầy dép nữa. Lúc đó, bọn chúng chỉ việc chọn những chiếc giầy dép đắt tiền mà "cuỗm".

Ngoài ra, khách đi lễ chùa cũng hay bị mất giầy dép tốt bởi những người lễ chùa xấu tính, những kẻ giả đi lễ cố tình xỏ nhầm giầy, dép.

- Thủ đoạn “Đổi thiếu tiền lẻ”

Thông thường, khách đến lễ chùa thường muốn đổi tiền chẵn ra tiền lẻ; đáp ứng nhu cầu này, dịch vụ đổi tiền lẻ ở các đền chùa đông khách rất phát triển. Người ta đổi mười ăn chín hoặc mười ăn tám. Khi đưa tiền chẵn ra đổi để lấy tiền lẻ về không mấy ai đếm lại cả, mà cứ như vậy đi đặt ở các ban nơi mình lễ. Bọn người xấu đã nắm bắt tâm lý này nên họ chỉ kẹp  không đủ số tiền lẻ, khách đổi tiền bị thiệt mà không biết.
Thực ra, số tiền mà họ cố tình đếm thiếu của mỗi người không nhiều, nhưng nếu áp dụng với nhiều người thì ắt là số tiền chiếm đoạt không phải là nhỏ.

Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!