Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Giả danh nhà trường lấy tiền của thí sinh
Lợi dụng lòng tin của thí sinh và người nhà đang trong thời gian tìm trường đại học, cao đẳng có xét tuyển nguyện vọng, một số đối tượng đã giả danh là cán bộ tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông tự thành lập phòng tuyển sinh để nhận đơn xét tuyển nguyện vọng 2. Mục đích của các đối tượng này là lợi dụng lòng tin và mong muốn được vào học của thí sinh để lừa tiền.
Phản ảnh tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, người nhà của thí sinh V.T.H.T cho biết, T. thi nguyện vọng 1 vào khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng được 17,5 điểm, sau khi nhận phiếu báo điểm không đậu nguyện vọng 1, gia đình và em đã chủ động lên mạng tìm các trường có xét tuyển nguyện vong 2. Theo lời T., sau một hồi tìm kiếm em tìm được facebook ghi tên Trường Cao đẳng y tế Hà Đông có đề tuyển nguyện vọng 2. Biết được mức điểm của mình có thể đỗ vào trường này, T. quyết định gửi phiếu báo điểm theo địa chỉ là P103, nhà N3, số 109 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. 
Người đàn ông tự xưng là Nguyễn Đức Toàn có nhắn tin số tài khoản đến người nhà em T. để bắt chuyển tiền qua tài khoản, nếu không có thể chuyển tiền trực tiếp cho người tên Quỳnh. Ảnh Xuân Trung
Để biết rõ hơn về các quy định, tiêu chí thì người nhà em T đã chủ động gọi điện cho người phụ trách tuyển sinh theo địa chỉ trên và người này tự xưng là Quỳnh (người tiếp nhận hồ sơ). Qua một hồi nói chuyện với “người tiếp nhận hồ sơ” xét tuyển nguyện vọng 2 thì được biết, việc thông báo tuyển nguyện vọng chỉ là hình thức, còn thí sinh có nộp hồ sơ đúng thời hạn xét tuyển hay không đều thuộc diện không được nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, do đó phải đóng thêm 10 triệu đồng.
Người tên Quỳnh này còn nói thẳng, đây là khoản tiền để chạy được vào học cho chắc chắn. Cũng theo người này năm nay có 50 suất, đã lo cho khoảng 14 thí sinh thành công. Nếu không có khoản 10 triệu này thì hồ sơ có gửi đến trường Phòng đào tạo cũng cho vào sọt rác?
Ngay sau đó, trong vai là người nhà của em T, chúng tôi tìm đến địa chỉ như trên thì đúng là có người tên Quỳnh tự xưng là phụ trách tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông. Sau một hồi nói chuyện, mặc cả giá và trước thắc mắc của gia đình lấy gì đảm bảo khi đóng 10 triệu em T sẽ được vào học, người này chỉ nói sẽ có hóa đơn, đảm bảo 100% đỗ (đảm bảo bằng mồm). “Nguyện vọng 2 chỉ mang tính chất minh họa, chỉ 12-13 điểm là qua. Có người 11 điểm vẫn vào mà 14 điểm vẫn trượt vì không đóng 10 triệu, bởi khi vào trường ngoài phần học lý thuyết ra thì vẫn phải có phần hỗ trợ ngoài ngân sách” người tuyển sinh tên Quỳnh này nói (trích băng ghi âm).
Trong quá trình làm việc với người tên Quỳnh chúng tôi tiếp tục được cho gặp người đàn ông tên Nguyễn Đức Toàn, người này tự giới thiệu đang công tác tại Khoa hợp tác quốc tế của một trường đại học và luôn miệng nói: “Thực ra, trong quá trình liên kết với Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông chúng tôi có một số suất ngoại giao”. Nếu người nhà thí sinh đồng ý thì sẽ đóng tiền cho người tên Quỳnh là chắc chắn đỗ vào trường?
Sau khi người nhà em T xin phép không đóng tiền ngay mà về bàn lại, nghi danh tính bị lộ, người tên Quỳnh có đề cập với người nhà em T sẽ lo cho em T vào học không mất tiền, hứa sẽ có người đưa đến trường làm thủ tục nhập học. 
Theo tìm hiểu của phóng viên, địa chỉ nhận phiếu xét tuyển nguyện vọng 2 vào Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông chỉ là giả mạo. Lợi dụng lòng tin của thí sinh các đối tượng  mượn danh cán bộ trường Cao đẳng y tế Hà Đông để ăn chặn tiền thí sinh.

Lãnh đạo nhà trường nói gì?
Trong buổi làm việc giữa phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam và lãnh đạo Trường Cao đẳng Y Hà Đông ngày 11/9 vừa qua, buổi làm việc gồm các ông Nguyễn Đăng Trường –Hiệu phó, bà Đặng Thị Quỳnh Hoa –Trưởng phòng đào tạo, bà Đỗ Thị Thúy – Trưởng phòng thanh tra và Kiểm định chất lượng, ông Nguyễn Ngọc Hiến – Phó trưởng phòng hành chính nhà trường. 
Trụ sở giả danh phòng tuyển sinh mà các đối tượng lừa đảo đang hoạt động, nằm tại P103 toàn nhà này (Số 109 Hồ Tùng Mậu). Ảnh Xuân Trung
Trước thông tin mà phóng viên cung cấp như trên, lãnh đạo nhà trường tỏ ra khá bất ngờ vì trường không có những việc làm xét tuyển vô giáo dục như vậy. Ông Nguyễn Đăng Trường khẳng định, mọi thủ tục xét tuyển đều theo quy định của Bộ GD&ĐT, các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển sẽ gửi qua đường bưu điện, sau khi hết hạn nhận hồ sơ nhà trường sẽ thành lập Hội đồng xét nguyện vọng để đưa ra mức điểm xét tuyển, đảm bảo đúng chỉ tiêu mà Bộ GD&ĐT cho phép.
Về địa chỉ văn phòng tuyển sinh tại P103, tòa nhà N3, số 109 Hồ Tùng Mậu (P. Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) lãnh đạo nhà trường cũng xác nhận trường không có văn phòng tuyển sinh như địa chỉ theo phản ánh. Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông ngoài trụ sở chính (Số 39 Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) chỉ có duy nhất văn phòng tại địa chỉ số 9 Bùi Ngọc Dương.Khẳng định trước thông tin có người tên Quỳnh tự xưng là người của trường có dấu hiệu ăn chặn tiền thí sinh thông qua việc nhận hồ sơ xét tuyển, ông Nguyễn Đăng Trường khẳng định, nhà trường không có ai tên Quỳnh làm tại bộ phận tuyển sinh, chỉ có cô Quỳnh ở bộ môn Điều dưỡng và cô này không tham gia công tác làm tuyển sinh.
Ngoài ra, liên quan tới người đàn ông tự xưng là Toàn, công tác tại Trường Đại học Nguyễn Trãi nói có liên kết với trường, ông Trường cũng khẳng định, Trường Cao đẳng y tế Hà Đông không có bất cứ liên kết nào với Trường Đại học Nguyễn Trãi, đặc biệt là Khoa hợp tác quốc tế của Trường đại học Nguyễn Trãi. 
Lãnh đạo nhà trường cũng bày tỏ, đây là hình thức lừa đảo, mượn danh tiếng của trường để lừa lấy tiền thí sinh, làm mất uy tín của trường. Theo thông tin, một số năm trước Trường Cao đẳng y tế Hà Đông cũng bị một số đối tượng mượn danh nhà trường để làm ăn bất chính, lãnh đạo nhà trường phải mời công an vào điều tra làm rõ.
Qua sự việc này các thí sinh hết sức thận trọng và lưu ý, các chỉ tiêu, nguyện vọng, các thông tin chính thống của trường đại học, cao đẳng mà thí sinh quan tâm có thể liên hệ trực tiếp tại trường hoặc Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD&ĐT để tránh bị lừa gạt. 
Nguồn: Tổng hợp.

Số lượng người dùng lớn và sự thiếu cảnh giác của họ đang biến Facebook thành môi trường lý tưởng để các virus và mã độc phát tán.



Các chiêu trò lừa đảo đang xuất hiện ngày càng nhiều nhắm vào cộng đồng người dùng Facebook Việt Nam. Các trò lừa đảo này theo đó cũng có độ phức tạp và tinh vi cao hơn khiến người dùng dễ dàng mắc lừa nếu thiếu cảnh giác. Thời gian gần đây, một hình thức lừa đảo xuất hiện nhiều phải kể đến các tin nhắn được phát tán thông qua tính năng Inbox / Facebook Messenger của mạng xã hội lớn nhất hành tinh. N. Linh (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ: "Mình liên tục nhận được các tin nhắn từ một tài khoản có tên Sự Kiện Thông Báo trong đó nhắc đến việc tài khoản của mình đã trúng một giải thưởng của Facebook."

Tin nhắn mà nhiều người dùng nhận được gần đây.

Kèm theo tin nhắn này là một đường link. Khi click vào đường link, người dùng sẽ được chuyển đến một trang đăng nhập giả giống hệt trang đăng nhập của Facebook. Theo đó, nếu không để ý đến địa chỉ trên thanh URL, người dùng có thể dễ dàng bị lừa nhập email cũng như mật khẩu vào giao diện này, từ đó dẫn đến nguy cơ mất tài khoản hoặc bị nhiễm mã độc. Tài khoản của người dùng sau đó có thể tiếp tục phát tán các tin nhắn tương tự đến bạn bè hoặc được dùng cho mục đích quảng cáo.

Giao diện của một trang lừa đảo khá tinh vi. Khi truy cập vào một website yêu cầu đăng nhập thông tin cá nhân, người dùng được khuyến cáo cần đặc biệt chú ý đến độ xác thực và tính tin cậy của đường dẫn URL. (Tên đường dẫn được làm mờ vì lý do bảo mật).

Đây không phải lần đầu tiên các trò lừa đảo xuất hiện trên Facebook. Trước đó, có thể không ít lần bạn đã bắt gặp các thông điệp... lừa đảo như đường dẫn nạp tiền điện thoại nhận khuyến mại hay vẽ hình chibi miễn phí. Thực tế, việc Facebook đang có lượng người dùng lớn tại Việt Nam khiến mạng xã hội này trở thành một môi trường lý tưởng để những cá nhân hoặc tổ chức có ý đồ xấu phát tán virus / mã độc.

Mục App Settings liệt kê các tài khoản đang được cấp quyền truy xuất tài khoản người dùng.

Trong trường hợp bạn đã "mắc lừa", hãy thực hiện đổi mật khẩu tài khoản ngay lập tức đồng thời kích hoạt bảo mật hai lớp để tăng độ bảo mật cho tài khoản. Thỉnh thoảng bạn cũng được khuyên hãy vào mục App Settings của tài khoản cá nhân để phát hiện kịp thời các ứng dụng đáng nghi đang được cấp quyền truy xuất thông tin của bạn. Tại đây, hãy click vào nút gạch chéo để gỡ các ứng dụng đáng nghi. Các ứng dụng này cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng tự động spam ở tài khoản của bạn.

(Tổng hợp)

Gần đây, nhiều người dùng Facebook nhận được những tin nhắn hoặc bài viết tư vấn ưu đãi khuyến mãi nạp tiền di động của "bà chị MobiFone" nhưng lại áp dụng với thẻ cào Viettel.



Theo đó, thông tin được đăng tải có nội dung: “Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, tất cả ba nhà mạng đồng loạt tổ chức chương trình khuyến mãi nạp thẻ cho các nhân viên đang làm trong ba nhà mạng, thông qua hệ thống website thanh toán trực tuyến”.
Để thu hút người dùng, người chuyển tin cho biết thêm: “Mình có bà chị làm ở MobiFone nên bà ấy chỉ cho mình mua một thẻ 200k Viettel nạp, và đã được khuyến mãi. Hiện tại, tài khoản của mình đã hơn 2 triệu rồi. Mình cũng có chụp ảnh cho các bạn xem luôn nè”.
Sau khi đưa ra hình ảnh về tin nhắn (đã được chỉnh sửa), kẻ lừa đảo dụ người dùng truy cập vào website: http://eventnapthe... nạp tiền, để nhận được khuyến mãi gấp 10 lần.

Nhiều người nhận được tin nhắn khuyến mãi nạp thẻ lừa đảo qua Facebook hoặc tin nhắn. Ảnh chụp màn hình.

Khi truy cập vào trang web nêu trên, người dùng dễ dàng thấy ngay công cụ nạp thẻ phía bên trái trang, với các ô có nội dung loại thẻ nạp, số di động cần nạp, số seri và mã thẻ, thanh toán. Ngoài ra, trên trang xuất hiện thông tin khuyến mãi tặng 500% giá trị thẻ nạp với bảng chính sách chiết khấu.
Website này cũng lưu ý: "Mỗi thuê bao Bankplus nạp tiền và thuê bao nhận tiền chỉ được hưởng khuyến mãi 1 lần đầu tiên nạp thẻ. Giá trị khuyến mãi tối đa 500.000 đồng. Khuyến mãi 500% chỉ áp dụng cho thẻ nạp lớn hơn 50.000 đồng. Thời gian từ 00h00 12/6 đến 18/6/2015".
Trên trang cũng có thông tin website được đăng ký tại Bộ Công Thương. Tuy nhiên, khi gõ tên trang web eventnapthe… không có kết quả nào được tìm thấy trên công cụ tìm kiếm tại website của cơ quan này.
Anh Nguyễn Thuận - người điều hành fanpage "Không bị lừa gạt" (khuyến cáo cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo trên mạng) cho biết, nhiều thành viên phản ánh nhận được tin nhắn điện thoại, Facebook, hoặc bị tag (gắn thẻ) vào thông tin với nội dung lừa đảo tương tự. Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo thay đổi thời gian khuyến mãi, trang web và mối quan hệ với các nhà mạng, như "cháu của ông chú làm ở Viettel", "cô em có chị làm ở MobiFone"…
"Gần đây nhất, thành viên Hà Linh (Hà Nội) phản ánh, cô nhận được tin nhắn Facebook với nội dung: Bộ Viễn Thông Việt Nam triển khai tặng 500% giá trị thẻ nạp. Thời gian từ 22/4 tới 30/4, và từ 6/6/2015 tới 10/6/2015, chỉ có tại địa chỉ website duy nhất http://eventnapthe... Để khẳng định thông tin, người nhắn cho biết, đã nạp thành công thẻ 500.000 đồng được 5 triệu, và có chụp màn hình cho khách hàng xem, đồng thời nhấn mạnh: Ai có người nhà hay người quen làm ở đấy hỏi thì sẽ rõ", anh Thuận cho hay.

Công cụ nạp thẻ khuyến mãi trên website http://eventnapthe... thực chất là chuyển tiền cho kẻ lừa đảo. Ảnh chụp màn hình.
Sau vụ những kẻ tự xưng là "cháu của ông chú ở Viettel" bị bắt, hầu hết người dùng đều cảnh giác cao độ với hình thức tương tự. Hơn nữa, những thông tin nhầm lẫn của kẻ lừa đảo, như có "bà chị MobiFone" nhưng ưu đãi khuyến mãi nạp thẻ cào Viettel cũng là cơ sở để người đọc nghi ngờ. Tuy nhiên, việc các thông tin lừa đảo xuất hiện phổ biến trở lại và tự động có trong tin nhắn, trên tường Facebook, khiến người dùng cảm thấy phiền phức và bức xúc.
Đưa ra lời khuyên cho các thành viên, admin fanpage "Không bị lừa gạt" cho biết, khi bị đăng các thông tin lừa đảo lên tường, người dùng có thể nhấn vào góc trái bức ảnh hoặc lời nhắn ngay trên tường, để không bị tin nhắn này làm phiền hoặc phát tán rộng rãi.
Theo đó, người dùng có 3 tuỳ chọn: "I don’t like this post" (cho phép bạn báo cáo với Facebook ảnh này là spam, phiền toái), "Hide from Timeline" (bài viết sẽ không xuất hiện trên tường của bạn), và "Remove Tag" (gỡ tên bạn khỏi bức ảnh).
Trao đổi với Zing.vn, đại diện Viettel cho biết, nhà mạng này không có chương trình nào khuyến mãi như vậy. Thương hiệu nói trên cũng không có kỷ niệm 20 năm trong năm nay. "Trò lừa đảo này đã quá cũ, nhưng không hiểu sao vẫn có người tiếp tục làm", nguồn tin từ Viettel cho biết.
Còn đại diện VinaPhone cho biết, công ty kỷ niệm 19 năm thành lập trong tháng 6, và sau đó là "tuổi 20". Tuy nhiên, việc khuyến mãi gấp 5-10 lần giá trị thẻ nạp là không có.
Một lãnh đạo cấp cao của MobiFone thì cho hay, thương hiệu này kỷ niệm 20 năm thành lập từ năm 2013. "Nhìn vào thông tin "bà chị làm ở MobiFone" lại tư vấn mua thẻ cào Viettel để hưởng khuyến mãi, có thể thấy ngay là lừa đảo rồi. Tuy nhiên, việc có chụp màn hình về kết quả khuyến mãi có thể khiến mọi người bán tín bán nghi dù đó là ảnh chỉnh sửa", ông này nói.
Lãnh đạo này giải thích thêm, về nguyên tắc, khi người dùng nhắn tin để kích hoạt khuyến mãi theo hướng dẫn của kẻ lừa đảo, thực chất họ thực hiện cú pháp lệnh chuyển tiền. Sau khi nhận được mã thẻ, kẻ lừa đảo thường chuyển vào tài khoản game, để sau đó rao bán hoặc chơi.
Lãnh đạo này cũng tiết lộ, toàn bộ các hoạt động nói trên đều bị ghi dấu trên hệ thống. Khi nhà mạng mời cơ quan công an vào cuộc thì việc bắt người lừa đảo không khó, bởi có bằng chứng và vị trí rõ ràng. Tuy nhiên, do nhận thức về nguy cơ bị bắt của người lừa đảo còn hạn chế, nên họ vẫn tiếp tục làm.
Nguồn: Internet

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Khi nhiều sinh viên đã bắt đầu cảnh giác với các trò lừa đảo tuyển dụng để bán hàng đa cấp, một số tổ chức đã chuyển sang các hình thức rao tuyển lừa đảo khác trên mạng internet như: Tuyển nhân viên đánh captcha, nhặt bóng sân tennis, bán vé xem phim vé hồ bơi…

Kết quả hình ảnh cho lừa đảo xin sinh viên

Các công ty lừa đảo lợi dụng những sơ hở trong chế độ quản lý đăng tin bài tuyển nhân viên trên các trang web và sự lan toả nhanh của mạng xã hội.

Quan trọng hơn là những công ty này đánh vào tâm lý muốn nhanh chóng tìm công việc “nhẹ nhàng, lương cao” của một số bán trẻ. 

Trên trang timviecnhanh, thành viên có nicknam TinhMong hôm 1/4 kể chuyện suýt bị mất tiền oan khi xin việc. “Mình suýt bị lừa ở công ty THHH Thương mại và du lịch C.H.P, đường bờ sông Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội. Mới vào họ kêu mình đóng 105.000 đồng chuyển hồ sơ, lương 6 - 7 triệu đồng/tháng” - TinhMong.

Ngày hôm sau, bạn trẻ này được gọi đến để làm hợp đồng và đóng 20% tháng lương. Bạn trẻ này kể: “Thấy nghi ngờ, mình tìm hiểu biết mình bị lừa. Mình đòi lại 105.000 đồng. Người ta cãi nhau rồi mới trả lại”.

Trong khi nhiều người còn đang “bán tín, bán nghi” về công việc đánh máy tại nhà, nick name Dương Xuân ngày 3/7 chia sẻ trên trang “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” vạch trần mánh khoé lừa đảo. 

Thành viên này nhận làm công việc đánh văn bản cho công ty C.L.G (đường Cộng Hoà gần trường Nhật Ngữ Hoa Mai). 

Nhưng sau phải đóng phí 145.000 đồng và nhận việc thì công việc lại là gõ Captcha (gõ đoạn mã để phân biệt người hay robot). Công việc không đơn giản như đánh văn bản. “Đánh 1.000 từ được 10.000 đồng, nhưng 1 ngày tôi chỉ có thể đánh được 180 từ” - Dương Xuân tâm sự.
 Những chia sẻ về tình trạng lừa đảo thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
 Những chia sẻ về tình trạng lừa đảo thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Một thành viên giấu tên tố cáo việc lừa đảo sinh viên xin việc nhặt bóng ở sân tennis.

Thành viên này chia sẻ: “Mình đã bị lừa việc nhặt bóng tennis ở 4.. Phạm Văn Đồng, Hà Nội. Mức lương là 300 000 đồng/3h nhưng đầu tiên muốn đi làm bạn sẽ yêu cầu nộp 400.000 đồng chi phí tiền cò”.

Sau đó bạn sẽ được dẫn đến một nơi khác để học việc và bị yêu cầu nộp thêm 250.000 đồng và phải trải qua một bài kiểm tra mới được đi làm. Nộp tiền xong họ bảo về nhà học 5 ngày coi như là thử việc và bạn sẽ được 1.500.000 đồng. Khi quay lại, họ cãi bay là chưa nộp tiền và không biết bạn là ai”.

Không có hợp đồng cụ thể, không có bằng chứng cáo buộc đòi lại tiền, sinh viên chỉ còn biết chia sẻ trên các trang mạng xã hội để bạn bè, người thân tránh bị lừa.

Mất tiền oan và bị lợi dụng sức lao động, bạn Dương Xuân ấm ức: “Mình mới bị lừa xong ấm ức tức không nói lên lên lời. Ngồi đánh máy lòi mắt không đủ tiền mua thuốc tra mắt. Bạn nào đọc được thì thông báo cho cho người thân và bạn bè biết nha”.

“Thiệt chứ không lẽ tôi canh ở cổng công ty, thấy bạn nào đi và để mà dẫn ra. Lương tâm để đâu không biết!”.

Ngán ngẩm vì nhiều tình trạng lừa tình trạng lừa đảo, bạn trẻ nick name Dat HuynhPhat trên trang “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” tâm sự: “Học hành vất vả tốt nghiệp xong mừng rớt nước mắt, giờ ra xin việc làm thì bị lừa thiệt nản thật. Kính mong cơ quan chức năng vào cuộc để không còn ai bị lừa nữa.” 

Trước quá nhiều thông tin về lừa đảo được đăng tải thành viên Trinh Lan tỏ ra lo ngại: “Muốn tìm một việc làm thêm mà thông tin lừa đảo nhiều quá”.
Nguồn: Internet
Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!