Mua sắm qua mạng đã là hình thức phổ biến hiện nay, tuy nhiên nếu không cẩn thận người tiêu dùng rất dễ dàng bị lừa đảo, lợi dụng. Chiêu trò của các cá nhân, doanh nghiệp làm ăn phi pháp, chộp giật đó là gì?
Các kiểu lừa đảo bán hàng qua mạng
Từ khi thương mại điện tử phát triển, đi cùng những tiện lợi mà hình thức này mang lại, những bất cập từ đó cũng nhiều không kém. Không chỉ khó khăn cho người mua trong việc xem xét, lựa chọn sản phẩm trước khi mua, điều khiến rất nhiều người e sợ hình thức này chính là vì khả năng bị lợi dụng lừa đảo, chộp giật cao hơn so với hình thức mua bán thông thường.
Thường thấy nhất vẫn là kiểu lừa bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cho người tiêu dùng. Các sản phẩm thường hay bị lừa kiểu này thường là những sản phẩm được rao là “hàng xách tay” như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện thoại di động… Người mua thấy các sản phẩm được “cam kết” về chất lượng, giá lại chỉ bằng hai phần ba, thậm chí là một nửa so với nơi khác nên quyết định mua rất nhanh. Đến khi nhận hàng mới phát hiện ra thì đã quá muộn.
Nhiều người bán hàng online còn có những chiêu giật tiền của khách hàng vô cùng tinh vi, kín kẽ. Chiêu lừa đảo cơ bản nhất là người bán yêu cầu người mua chuyển tiền trước rồi mới chuyển hàng sau. Để lấy được tiền của khách hàng, những người bán này thường giảm giá sản phẩm ở mức rất sốc, rồi giục người mua chuyển khoản trước để giữ hàng, nếu không sẽ không mua được giá đó. Thậm chí, chúng còn cử đồng bọn giả làm nhân viên dịch vụ giao hàng, gọi cho khách hàng xác nhận địa chỉ và thời gian giao hàng. Người mua thấy sản phẩm của mình sắp được giao, giá lại rẻ, sợ chậm chân sẽ mất món hời nên người mua đành vội vàng chuyển tiền và rồi đợi mòn mỏi mà không nhận được hàng.
Tinh vi hơn là kiểu lừa đảo “hai mang”, lợi dụng các shop bán hàng thật để chiếm đoạt tài sản. Những kẻ lừa đảo sẽ giả dạng một shop bán hàng có thật, có uy tín trên thị trường và giả làm nhân viên bán hàng ở đó (bằng cách lập website giả hoặc facebook giả…) để liên hệ với khách hàng. Khi khách hàng chọn mua được sản phẩm tại shop thật, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển tiền và cung cấp thông tin cho mình (như mã đơn hàng, mã giao dịch chuyển tiền, thông tin người nhận hàng…). Có thông tin trong tay, kẻ gian liền tới shop thật, mạo danh là khách hàng đã chuyển tiền, lấy hàng và “mất tích”, người mua đợi không thấy giao hàng, đến lúc hỏi ra thì đã không thể tìm được kẻ mạo danh.
Người mua nên đọc kỹ thông tin doanh nghiệp bán, lưu ý phải có biểu tượng “Đã đăng ký với bộ công thương”, để tránh bị kẻ mạo danh lợi dụng
|
Chính vì muôn kiểu lừa đảo đó, người mua ngày càng trở nên cảnh giác, giảm niềm tin vào hình thức bán hàng online.
Uy tín là vấn đề sống còn
Để tồn tại và phát triển lâu dài, bền vững trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam, các doanh nghiệp chỉ còn cách coi Uy tín kinh doanh là vấn đề sống còn được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp gây dựng được uy tín sẽ như có được tấm giấy thông hành trong kinh doanh.
Nguồn: Internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét