Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Đầu năm 2015 liên tục là trên các trang báo và mạng xã hội đưa tin về việc ngày càng nhiều tin nhắn rác lửa đảo trên mạng xã hội Zalo khiến rất nhiều người dùng Zalo than phiền vì sự việc rất nguy hiểm này


Hãy cảnh giác với chiêu lừa đảo trắng trợn qua Zalo

1. Lừa đảo trúng thưởng qua Zalo, Viber…

Việc xuất hiện các “công ty ma” lừa đảo trúng thưởng qua các phần mềm OTT như Zalo Android, Viber, Beetalk cũng nở rộ. Phần lớn tin nhắn lừa đảo thông qua các phần mềm ứng dụng có nội dung, người dùng đã trở thành khách hàng may mắn trúng thưởng một phần quà rất có giá trị, để nhận thưởng bạn cần truy cập vào website gửi kèm trong tin nhắn và nhập thông tin.
canh giac voi chieu lua dao qua zalo nam 2015

Lừa đảo trúng thưởng qua Zalo


Sau khi nhập thông tin trang web tự động chuyển tới phần thông báo cho biết cần phải chuyển một khoản tiền nhất định để làm chi phí hồ sơ thông qua kênh thanh toán rất thiếu chuyên nghiệp là... thẻ cào điện thoại.
Tại ứng dụng Zalo, không ít khách hàng nhận được tin nhắn thông báo đã trúng giải nhất của chương trình “Zalo - nhắn lời yêu thương” trị giá giải thưởng là 1 chiếc xe máy Liberty và số tiền mặt là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nạp tiền làm “thủ tục” thì phát hiện ra mình bị lừa.

2. Hack nick zalo, nhờ bạn bè nạp thẻ điện thoại

Không ít người ăn "quả lừa" khi nhận được tin nhắn trên zalo apk của bạn bè về việc nhờ nạp thẻ điện thoại. Sau khi mua thẻ, nhắn số thẻ cho "bạn" xong thì mới tá hỏa là tài khoản zalo của bạn mình bị kẻ xấu chiếm đoạt và lợi dụng kiếm tiền.
Nhiều người biết trước chiêu trò lừa đảo bằng việc hack nick zalo nên đã "trêu ngươi" lại kẻ lừa đảo.
cach giac voi chieu lua dao qua zalo nam 2015

Hack nick Zalo nhờ nạp thẻ


Trong khoảng thời gian đầu, rất nhiều người đã bị lừa từ chiêu này. Tuy nhiên, sau khi “dính phốt”, các bạn trẻ không chỉ rút kinh nghiệm cho bản thân mà còn cảnh báo cho bạn bè, người thân để tránh được chiêu lừa này.
Bạn Mai Lĩnh (Hà Nội) chia sẻ: “Có một lần mình cũng được một nick zalo hỏi thăm và nhờ nạp thẻ. Trước đó mình nghe bạn bè kể về mấy cái chiêu lừa này rồi nên đã “đùa” lại kẻ xấu bằng cách đọc một cái mã thẻ điện thoại đã dùng. Tên lừa đảo đó không biết ngại mà còn trơ trẽn, mắng chửi lại mình”.
Hiện các hình thức lừa đảo vặt qua mạng trên ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, những người sử dụng mạng xã hội hay các phương tiện liên lạc như điện thoại smartphone cần tỉnh táo để tự bảo vệ mình, tránh rơi vào bẫy mà những kẻ lừa đảo lợi dụng lòng tin để đặt ra.
Nguồn: Internet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe to RSS Feed Follow me on Twitter!