Khi nhiều sinh viên đã bắt đầu cảnh giác với các trò lừa đảo tuyển dụng để bán hàng đa cấp, một số tổ chức đã chuyển sang các hình thức rao tuyển lừa đảo khác trên mạng internet như: Tuyển nhân viên đánh captcha, nhặt bóng sân tennis, bán vé xem phim vé hồ bơi…
Các công ty lừa đảo lợi dụng những sơ hở trong chế độ quản lý đăng tin bài tuyển nhân viên trên các trang web và sự lan toả nhanh của mạng xã hội.
Quan trọng hơn là những công ty này đánh vào tâm lý muốn nhanh chóng tìm công việc “nhẹ nhàng, lương cao” của một số bán trẻ.
Trên trang timviecnhanh, thành viên có nicknam TinhMong hôm 1/4 kể chuyện suýt bị mất tiền oan khi xin việc. “Mình suýt bị lừa ở công ty THHH Thương mại và du lịch C.H.P, đường bờ sông Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội. Mới vào họ kêu mình đóng 105.000 đồng chuyển hồ sơ, lương 6 - 7 triệu đồng/tháng” - TinhMong.
Ngày hôm sau, bạn trẻ này được gọi đến để làm hợp đồng và đóng 20% tháng lương. Bạn trẻ này kể: “Thấy nghi ngờ, mình tìm hiểu biết mình bị lừa. Mình đòi lại 105.000 đồng. Người ta cãi nhau rồi mới trả lại”.
Trong khi nhiều người còn đang “bán tín, bán nghi” về công việc đánh máy tại nhà, nick name Dương Xuân ngày 3/7 chia sẻ trên trang “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” vạch trần mánh khoé lừa đảo.
Thành viên này nhận làm công việc đánh văn bản cho công ty C.L.G (đường Cộng Hoà gần trường Nhật Ngữ Hoa Mai).
Nhưng sau phải đóng phí 145.000 đồng và nhận việc thì công việc lại là gõ Captcha (gõ đoạn mã để phân biệt người hay robot). Công việc không đơn giản như đánh văn bản. “Đánh 1.000 từ được 10.000 đồng, nhưng 1 ngày tôi chỉ có thể đánh được 180 từ” - Dương Xuân tâm sự.
Một thành viên giấu tên tố cáo việc lừa đảo sinh viên xin việc nhặt bóng ở sân tennis.
Thành viên này chia sẻ: “Mình đã bị lừa việc nhặt bóng tennis ở 4.. Phạm Văn Đồng, Hà Nội. Mức lương là 300 000 đồng/3h nhưng đầu tiên muốn đi làm bạn sẽ yêu cầu nộp 400.000 đồng chi phí tiền cò”.
Sau đó bạn sẽ được dẫn đến một nơi khác để học việc và bị yêu cầu nộp thêm 250.000 đồng và phải trải qua một bài kiểm tra mới được đi làm. Nộp tiền xong họ bảo về nhà học 5 ngày coi như là thử việc và bạn sẽ được 1.500.000 đồng. Khi quay lại, họ cãi bay là chưa nộp tiền và không biết bạn là ai”.
Không có hợp đồng cụ thể, không có bằng chứng cáo buộc đòi lại tiền, sinh viên chỉ còn biết chia sẻ trên các trang mạng xã hội để bạn bè, người thân tránh bị lừa.
Mất tiền oan và bị lợi dụng sức lao động, bạn Dương Xuân ấm ức: “Mình mới bị lừa xong ấm ức tức không nói lên lên lời. Ngồi đánh máy lòi mắt không đủ tiền mua thuốc tra mắt. Bạn nào đọc được thì thông báo cho cho người thân và bạn bè biết nha”.
“Thiệt chứ không lẽ tôi canh ở cổng công ty, thấy bạn nào đi và để mà dẫn ra. Lương tâm để đâu không biết!”.
Ngán ngẩm vì nhiều tình trạng lừa tình trạng lừa đảo, bạn trẻ nick name Dat HuynhPhat trên trang “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” tâm sự: “Học hành vất vả tốt nghiệp xong mừng rớt nước mắt, giờ ra xin việc làm thì bị lừa thiệt nản thật. Kính mong cơ quan chức năng vào cuộc để không còn ai bị lừa nữa.”
Trước quá nhiều thông tin về lừa đảo được đăng tải thành viên Trinh Lan tỏ ra lo ngại: “Muốn tìm một việc làm thêm mà thông tin lừa đảo nhiều quá”.
Quan trọng hơn là những công ty này đánh vào tâm lý muốn nhanh chóng tìm công việc “nhẹ nhàng, lương cao” của một số bán trẻ.
Trên trang timviecnhanh, thành viên có nicknam TinhMong hôm 1/4 kể chuyện suýt bị mất tiền oan khi xin việc. “Mình suýt bị lừa ở công ty THHH Thương mại và du lịch C.H.P, đường bờ sông Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội. Mới vào họ kêu mình đóng 105.000 đồng chuyển hồ sơ, lương 6 - 7 triệu đồng/tháng” - TinhMong.
Ngày hôm sau, bạn trẻ này được gọi đến để làm hợp đồng và đóng 20% tháng lương. Bạn trẻ này kể: “Thấy nghi ngờ, mình tìm hiểu biết mình bị lừa. Mình đòi lại 105.000 đồng. Người ta cãi nhau rồi mới trả lại”.
Trong khi nhiều người còn đang “bán tín, bán nghi” về công việc đánh máy tại nhà, nick name Dương Xuân ngày 3/7 chia sẻ trên trang “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” vạch trần mánh khoé lừa đảo.
Thành viên này nhận làm công việc đánh văn bản cho công ty C.L.G (đường Cộng Hoà gần trường Nhật Ngữ Hoa Mai).
Nhưng sau phải đóng phí 145.000 đồng và nhận việc thì công việc lại là gõ Captcha (gõ đoạn mã để phân biệt người hay robot). Công việc không đơn giản như đánh văn bản. “Đánh 1.000 từ được 10.000 đồng, nhưng 1 ngày tôi chỉ có thể đánh được 180 từ” - Dương Xuân tâm sự.
Những chia sẻ về tình trạng lừa đảo thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Một thành viên giấu tên tố cáo việc lừa đảo sinh viên xin việc nhặt bóng ở sân tennis.
Thành viên này chia sẻ: “Mình đã bị lừa việc nhặt bóng tennis ở 4.. Phạm Văn Đồng, Hà Nội. Mức lương là 300 000 đồng/3h nhưng đầu tiên muốn đi làm bạn sẽ yêu cầu nộp 400.000 đồng chi phí tiền cò”.
Sau đó bạn sẽ được dẫn đến một nơi khác để học việc và bị yêu cầu nộp thêm 250.000 đồng và phải trải qua một bài kiểm tra mới được đi làm. Nộp tiền xong họ bảo về nhà học 5 ngày coi như là thử việc và bạn sẽ được 1.500.000 đồng. Khi quay lại, họ cãi bay là chưa nộp tiền và không biết bạn là ai”.
Không có hợp đồng cụ thể, không có bằng chứng cáo buộc đòi lại tiền, sinh viên chỉ còn biết chia sẻ trên các trang mạng xã hội để bạn bè, người thân tránh bị lừa.
Mất tiền oan và bị lợi dụng sức lao động, bạn Dương Xuân ấm ức: “Mình mới bị lừa xong ấm ức tức không nói lên lên lời. Ngồi đánh máy lòi mắt không đủ tiền mua thuốc tra mắt. Bạn nào đọc được thì thông báo cho cho người thân và bạn bè biết nha”.
“Thiệt chứ không lẽ tôi canh ở cổng công ty, thấy bạn nào đi và để mà dẫn ra. Lương tâm để đâu không biết!”.
Ngán ngẩm vì nhiều tình trạng lừa tình trạng lừa đảo, bạn trẻ nick name Dat HuynhPhat trên trang “Những trò lừa đảo sinh viên cần biết” tâm sự: “Học hành vất vả tốt nghiệp xong mừng rớt nước mắt, giờ ra xin việc làm thì bị lừa thiệt nản thật. Kính mong cơ quan chức năng vào cuộc để không còn ai bị lừa nữa.”
Trước quá nhiều thông tin về lừa đảo được đăng tải thành viên Trinh Lan tỏ ra lo ngại: “Muốn tìm một việc làm thêm mà thông tin lừa đảo nhiều quá”.
Nguồn: Internet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét